Đặc điểm động cơ học tập ở học sinh THPT

Một phần của tài liệu Tiểu luận: môn phương pháp luận NCKH và PP NCKH quản lý giáo dục (Trang 30 - 31)

8. Cấu trúc đề tài

1.3. Lý luận về động cơ học tập của học sinh

1.3.2. Đặc điểm động cơ học tập ở học sinh THPT

Theo lý thuyết hoạt động, động cơ là nhu cầu đã được ý thức và xuất hiện khi chủ thể quyết định chọn một đối tượng khách quan làm mục đích hoạt động của mình. Trong sự học tập, việc thực hiện nhiệm vụ trí - đức dục của một bài học chính là mục đích khách quan của sự học tập của học sinh. Khi học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập đó như một mục đích tự giác của bản thân thì lúc đó ở học sinh xuất hiện động cơ học tập. Động cơ học tập chính là động lực của hoạt động học tập.

trì hứng thú và ham muốn học hỏi tìm tòi, vượt qua những trở ngại để có thể giải quyết những khó khăn trong học tập. Nhiều nhà tâm lý giáo dục nghiên cứu về động cơ đã đặt ra một số câu hỏi quan trọng. Câu hỏi thứ nhất, tại sao có nhiều học sinh khởi sự làm bài tập ngay khi giáo viên cho họ chủ đề/câu hỏi? (liên quan đến thái độ học tập). Tại sao có nhiều học sinh đợi đến giây phút cuối cùng mới khởi sự và có một vài học sinh quên hẳn bài vở? Câu hỏi thứ hai là mỗi khi đến trường, học sinh mở cặp và khởi sự đặt trọng tâm cho việc học của mình hay chỉ là mở cặp theo thói quen? Câu hỏi thứ ba là lý do nào đã khiến học sinh tập trung vào việc học hay đã đầu hàng sau năm ba phút? Học sinh chăm chú đọc một chương sách để làm bài hay chỉ đọc một hai trang lướt qua? Để trả lời các câu hỏi trên, chúng ta tìm hiểu về động cơ nội tâm và ngoại thức.

Học sinh có động cơ học tập cảm thấy có hứng thú, có nghị lực học bài, làm bài để thực hiện mục đích nhận được kiến thức qua bài làm, bài học. Nguồn sinh lực nào đã thúc đẩy thái độ học tập của học sinh? Đó chính là nhu cầu học tập, sáng kiến cá nhân, mục đích học tập, áp lực xã hội, tự tin, óc tò mò, nhận định được thành công và thất bại, lòng tin tưởng, hiểu được giá trị của giáo dục, kỳ vọng vào tương lai…Một số nhà tâm lý giáo dục đã nhận định động cơ là thái độ đặc biệt bẩm sinh hay cá tính. Học sinh có khả năng bẩm sinh tự nhiên đặt nhiều nỗ lực vào việc học tập để hoàn thành nhiệm vụ. Một số nhà tâm lý khác nhận định động cơ là một thái độ đối phó với lý bài vở sắp đến hay với khuyến khích của giáo viên, phụ huynh. Như vậy, một số học sinh có sẵn động cơ thúc đẩy để tiếp nhận kiến thức; một số khác có động cơ vì lý do ngoại cảnh.

Động cơ do bản năng, do cá tính bẩm sinh để thỏa mãn nhu cầu học hỏi, để thỏa mãn óc tò mò tìm hiểu, để thỏa mãn thú vui học tập là “động cơ nội tâm”. Động cơ học tập nhờ yếu tố ngoại lai như phần thưởng, áp lực xã hội, áp lực gia đình, giáo viên nhắc nhở, tương lai nghề nghiệp…là “động lực thúc đẩy ngoại thức”.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: môn phương pháp luận NCKH và PP NCKH quản lý giáo dục (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)