Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để

Một phần của tài liệu Tiểu luận: môn phương pháp luận NCKH và PP NCKH quản lý giáo dục (Trang 100 - 104)

8. Cấu trúc đề tài

3.2. Một số biện pháp quản lý giáo dục động cơ học tập của học sinh tại các trường

3.2.4. Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để

giáo dục động cơ học tập của học sinh

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục động cơ học tập của học sinh nhằm mục đích phát huy tối đa sức mạnh của các lực lượng giáo dục, tạo ra sự thống nhất, đồng thuận để thực hiện mục tiêu tổng quát của GD-ĐT là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, đồng thời đảm bảo nguyên tắc “GD nhà trường phải kết hợp với GD gia đình và xã hội”

3.2.4.2. Ý nghĩa của biện pháp

Ý nghĩa sâu sắc của việc phối hợp các LLGD đã được Bác Hồ chỉ ra từ lâu: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự GD ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc GD trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu GD trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn

”(Trích bài nói tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành GD tháng 6/1957).

như các hành động GD của tất cả những người tham gia, khiến cho nhân cách của HS được phát triển đúng đắn, đầy đủ và vững chắc”. Như vậy, sự phối hợp giữa các LLGD là một nguyên tắc quan trọng tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu GD; sự liên tục về mặt thời gian, không gian; sự thống nhất và toàn vẹn của quá trình giáo dục toàn diện cho HS.

Lý luận cũng như thực tiễn chỉ cho chúng ta thấy rằng: sự thống nhất, tác động giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là vấn đề có tính nguyên tắc, đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao.

3.2.4.3. Nội dung và cách thức thực hiện

Từ thực trạng sự phối hợp các LLGD và quản lý sự phối hợp giữa các LLGD tham gia GDĐCHT của học sinh cho thấy: nhà trường đã có nhận thức khá tốt về xác định đúng ý nghĩa của công tác phối hợp, thực hiện việc huy động các LLGD tham gia vào hoạt động GDĐCHT cho HS khá thường xuyên và đạt được hiệu quả khá ở một số nội dung. Song, việc xây dựng kế hoạch phối hợp, xác định cụ thế nội dung, trách nhiệm và xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường với các LLGD trong hoạt động GDĐCHT cho HS tuy có quan tâm thực hiện nhưng chưa thường xuyên, có khi không thực hiện nên hiệu quả chưa cao. Để làm tốt hơn nữa hiệu quả của biện pháp này, hiệu trưởng cần quan tâm thực hiện những nội dung sau:

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phối hợp, xác định vai trò, nhiệm vụ, ý thức trách nhiệm

+ Nhà trường kết hợp với các cơ quan chức năng, tăng cường tuyên truyền đế nâng cao nhận thức, xác định vai trò, nhiệm vụ, nội dung của việc tổ chức phối hợp. Nhà trường cần thường xuyên tổ chức chuyên đề về GDĐCHT, tổ chức tốt các phong trào thi đua, gắn kết với các cuộc vận động, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tham quan dã ngoại; qua đó luôn nhắc nhở cán bộ, giáo viên có ý thức trách nhiệm GDĐCHT cho HS và phối hợp các lực lượng liên quan cùng GD.

+ Cuộc họp PHHS cần được tổ chức định kì. Thông qua các cuộc họp này, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm tích cực tuyên truyền cho PHHS thấy được vị trí, vai trò quan trọng của gia đình đối với việc hình thành động cơ học tập cho HS; trách nhiệm của PHHS trong việc phối hợp với nhà trường, xã hội đế GD HS. Nhà trường kết hợp cùng với các lực lượng xã hội và huy động cán bộ, giáo viên, PHHS tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại để HS được trải nghiệm, qua đó góp phần GDĐCHT cho HS

- Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội trong hoạt động GDĐCHT cho học sinh

+ GD HS là trách nhiệm chung của toàn xã hội nhưng nhà trường với vai trò chủ đạo, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phối hợp thống nhất các LLGD; tham mưu với

các cấp lãnh đạo như Sở GD-ĐT, chính quyền địa phương để nhận được sự hỗ trợ cho kế hoạch đã xây dựng có tính khả thi. Khi xây dựng kế hoạch phối hợp GDĐCHT cho HS thì cần lấy ý kiến của các LLGD trong và ngoài nhà trường nhằm cùng thống nhất các nội dung trong kế hoạch. Sau đó, nhà trường cần tổ chức triển khai đến các thành viên trong nhà trường, các lực lượng phối hợp để hiểu đầy đủ kế hoạch và cùng nhau thực hiện.

+ Bản kế hoạch cần: xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác GDĐCHT cho HS, sự cần thiết của việc phối hợp các LLGD; nêu rõ mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành, các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch và kết quả cần đạt tới.

Về mục tiêu: Xây dựng một kế hoạch cụ thể, có tính khả thi và có tính hiệu quả cao, nhằm định hướng việc tổ chức và QL các hoạt động phối hợp.

Về nội dung: căn cứ vào tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của địa phương; bám sát phương hướng phát triển của nhà trường; căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của từng năm học, dựa vào những nội dung GDĐCHT, vào nhận thức của HS nhà trường và kết quả phối hợp giữa các LLGD trong thời gian qua, hiệu trưởng đề ra nội dung của hoạt động phối hợp trong thời gian tới; xác định rõ nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm tổ chức, các lực lượng tham gia và người chỉ đạo hoạt động phối hợp. Trong kế hoạch cần nêu rõ nguồn kinh phí, các phương tiện vật chất hỗ trợ cho hoạt động phối hợp sẽ được trích ra từ đâu, huy động từ nguồn nào, việc kiểm tra, đánh giá sự phối hợp sẽ được tiến hành như thế nào?...

Về cách thức tiến hành: sau khi xác định được mục tiêu, nội dung, các điều kiện khách quan và chủ quan tác động đến tính khả thi của kế hoạch, hiệu trưởng tiến hành xây dựng Dự thảo kế hoạch phối hợp giữa các LLGD để GDĐCHT cho HS. Sau khi đã xin ý kiến đóng góp của các LLGD để chỉnh sửa cho phù hợp, Dự thảo nói trên được đưa ra Hội đồng GD nhà trường thông qua và đưa vào thực hiện.

- Thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội để giáo dục môi trường cho học sinh

+ Thống nhất mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức phối hợp giữa các LLGD, đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức và hành động đối với vấn đề GDĐCHT là một điều kiện cần thiết để từ đó tác động đến nhận thức, hành vi của HS, dần dần hình thành ở HS ĐCHT tích cực. Muốn vậy, nhà trường cần thống nhất các nội dung GDĐCHT cho HS; trao đổi phương pháp GD và xây dựng được những hình thức phối hợp GD đa dạng, phong phú giữa nhà trường với các LLGD

+ Tại nhà trường, mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức GDĐCHT được thực hiện theo các văn bản quy định, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Song, để hình thành ĐCHT, cần có sự tham gia của gia đình và xã hội. Gia đình và xã hội nắm vững mục

tiêu, nội dung, từ đó cùng với nhà trường phối hợp hiệu quả. GDĐCHT thông qua trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa, dã ngoại, tham quan, nghiên cứu khoa học, khám phá, STEM... là những hình thức đem lại hiệu quả cao trong GDĐCHT và cần có sự tham gia phối kết hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội

+ Muốn tạo ra sự thống nhất mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức phối hợp, cần thực hiện tốt một số công việc sau: mỗi năm học, nhà trường tổ chức một số hội nghị liên quan đến vấn đề GD nói chung và GDĐCHT nói riêng với sự tham gia của các thành viên trong hội đồng GD nhà trường và tuỳ theo nội dung của từng hội nghị có thể mời thêm đại biểu của các LLGD tham dự. Các hội nghị tập trung vào việc quán triệt về mục tiêu của GD, trong đó tăng cường GDĐCHT cho HS là một nhiệm vụ cần thiết. Tại hội nghị đầu năm học với các thành phần như đã nêu trên, hiệu trưởng sẽ trình bày kế hoạch GD nói chung và kế hoạch phối hợp giữa các LLGD để GDĐCHT cho HS nói riêng. Hội nghị sẽ thống nhất thông qua nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức phối hợp giữa các LLGD

- Xây dựng cơ chế phối hợp để duy trì mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ trong tổ chức thực hiện

+ Giữa nhà trường và gia đình có thể phối hợp thông qua Ban đại diện PHHS hoặc thông qua giáo viên chủ nhiệm, có thể gặp gỡ trực tiếp, qua điện thoại, sổ liên lạc truyền thống hoặc điện tử, các buổi họp PHHS để thông báo kịp thời cho gia đình về tình hình học tập, rèn luyện và những vấn đề liên quan đến HS

+ Sự phối trong công tác GDĐCHT cho HS có thể được tiến hành thông qua định kì họp giao ban giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn. Nhà trường cần tích cực vận động PHHS, các lực lượng xã hội ở địa phương tham gia GD HS theo kế hoạch chung của nhà trường. Điều này rất quan trọng vì chỉ khi hiểu rõ vai trò của sự phối hợp, sự cần thiết phải tạo ra tính thống nhất và liên tục của quá trình GD thì PHHS, các lực lượng xã hội sẽ tự giác tham gia vào quá trình GD do nhà trường đề ra.

3.2.4.4. Lưu ý khi thực hiện

Hiệu trưởng cần nghiên cứu kỹ các nội dung, văn bản hướng dẫn của Bộ GD, Sở GD về công tác xã hội hóa giáo dục, điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh (Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), hướng dẫn về công tác phối hợp với các tổ chức công đoàn, Đoàn trong nhà trường, các nội dung phối hợp với chính quyền địa phương, quy chế phối hợp,…

Hiệu trưởng thường xuyên theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh mối quan hệ phối hợp giữa các LLGD GTVHTT trong và ngoài nhà trường; định kỳ có sơ kết, tổng kết, đánh

giá và rút ra bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp; tham mưu, đề nghị khen thưởng cho các điển hình trong công tác phối hợp GD ĐCHT cho HS.

Khi chỉ đạo thực hiện phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà

Một phần của tài liệu Tiểu luận: môn phương pháp luận NCKH và PP NCKH quản lý giáo dục (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)