Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục động cơ học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Tiểu luận: môn phương pháp luận NCKH và PP NCKH quản lý giáo dục (Trang 41)

8. Cấu trúc đề tài

1.3. Lý luận về động cơ học tập của học sinh

1.4.6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục động cơ học tập của học sinh

Kiểm tra hoạt động giáo dục ĐCHT là công việc mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ cần được tiến hành có hệ thống, kết hợp chặt chẽ giữa theo dõi kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và sơ kết, tổng kết. Thực hiện việc kiểm tra nhằm thu thập dữ liệu, thông tin để có cơ sở đánh giá các hoạt động GD ĐCHT cho HS.

Đánh giá hoạt động GD ĐCHT là một quá trình được tiến hành có hệ thống, liên tục và thường xuyên để xác định mức độ đạt được các mục tiêu giáo dục ĐCHT, làm cơ sở cho những quyết định quản lý.

Mục đích của kiểm tra, đánh giá (KTĐG) hoạt động giáo dục ĐCHT nhằm định hướng và thúc đẩy quá trình nhận thức và rèn luyện của học sinh, giúp CBQL, GV định ra các kế hoạch GD và rèn luyện phù hợp với từng nhóm hoặc từng cá nhân học sinh, giúp HS luôn luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm trong tu dưỡng, rèn luyện, khắc phục khó khăn để vươn lên hoàn thiện nhân cách.

Việc kiểm tra đánh giá có hệ thống và thường xuyên giúp cho HS kịp thời điều chỉnh thông tin “liên hệ ngược trong” về kết quả tự tiếp thu và rèn luyện của mình, qua đó giúp học sinh tự KTĐG và hoàn thiện hoạt động tự GD của mình. Mặt khác, hoạt động KTĐG giúp CBQL, GV thu được những thông tin “liên hệ ngược ngoài” về hoạt động nhận thức, tinh thần, thái độ học tập của HS trong quá trình GD ĐCHT để có những điều chỉnh cần thiết, kịp thời bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục ĐCHT trong nhà trường.

Các nội dung kiểm tra đánh giá ĐCHT gồm: Mục đích học tập của học sinh, năng lực học tập, thái độ học tập, ý chí học tập.

Tiêu chí đánh giá cần bám sát vào mục đích yêu cầu cần đạt của các hoạt động giáo dục tổ chức trong và ngoài nhà trường và các văn bản hướng dẫn hiện hành của cấp trên như đánh giá xếp loại học sinh theo thông tư 26 sửa đổi bổ sung thông tư 58, mức đánh giá có thể cụ thể hóa thành 4 mức Tốt, khá, đạt, chưa đạt.

Phương pháp đánh giá cần chú trọng đánh giá theo quá trình rèn luyện và phấn đấu học tập của người học, kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số…

1.5. Quản lý giáo dục động cơ học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Tiểu luận: môn phương pháp luận NCKH và PP NCKH quản lý giáo dục (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)