Khái quát tình hình giáo dục và đào tạo huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Tiểu luận: môn phương pháp luận NCKH và PP NCKH quản lý giáo dục (Trang 51 - 52)

8. Cấu trúc đề tài

2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục và đào tạo huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Huyện Ba Tơ có 50 cơ sở giáo dục: 20 trường mầm non; 08 trường tiểu học; 12 trường TH&THCS; 07 trường THCS; 02 trường THPT và 01 Trung tâm GDNN- GDTX. Hệ thống trường học, cơ sở giáo dục thường xuyên tiếp tục được củng cố và hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu giáo dục đặt ra. Cơ sở vật chất trường học tiếp tục được tăng cường, tỉ lệ trường học kiên cố hoá ngày càng cao, tỉ lệ phòng học tạm ngày càng giảm; Đến nay có 13 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Mầm non đạt 15% (3/20), tiểu học đạt 50% (4/8), trung học cơ sở (tính cả trường TH&THCS) đạt 26,3% (5/19), trung học phổ thông đạt 50% (1/2). Thực hiện tốt công tác vận động học sinh đến lớp, tỷ lệ huy động trẻ mầm non 5 tuổi đạt 100%, tiểu học đạt 99,7%, THCS đạt 98,89%..

Đội ngũ CBQL và GV phát triển về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển GD huyện nhà. Tỉ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo ngày càng được nâng cao.

Đồng thời với phát triển, ổn định mạng lưới trường lớp, toàn ngành cũng đã tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, chú trọng công tác giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống, giáo dục pháp luật. Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, xóa mù chữ được duy trì chuẩn. Tuy nhiên, chất lượng GD&ĐT đại trà của các cấp học, ngành học còn thấp, chưa đồng đều ở các nơi. Tình hình học sinh bỏ học giữa chừng còn cao. Chất lượng đầu vào của HS bậc THPT còn thấp. Cơ sở vật chất trường, lớp tuy được tập trung đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia, mở rộng dạy học 02 buổi/ngày, tổ chức các hoạt động thực hành thí nghiệm cũng như các hoạt động giáo dục khác theo yêu cầu đổi mới. Trang thiết bị phục vụ cho GD&ĐT chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

hợp với quy hoạch của địa phương; chất lượng, hiệu quả giáo dục được nâng cao; công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được đẩy mạnh; duy trì và từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa; chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ CBQL, GV và học sinh; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất trường lớp. Sắp xếp mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện. Xây dựng xã hội học tập, khuyến khích, tạo điều kiện công bằng và thuận lợi để mọi người dân trong huyện được học tập suốt đời, tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập của địa phương.

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Ba Tơ)

Một phần của tài liệu Tiểu luận: môn phương pháp luận NCKH và PP NCKH quản lý giáo dục (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)