8. Cấu trúc đề tài
3.2. Một số biện pháp quản lý giáo dục động cơ học tập của học sinh tại các trường
3.2.1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia
trƣờng THPT huyện Ba Tơ
3.2.1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia giáo dục động cơ học tập của học sinh giáo dục động cơ học tập của học sinh
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
Mục đích của biện pháp nhằm làm cho các lực lượng tham gia giáo dục động cơ học tập của học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của giáo dục động cơ học tập cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường đáp ứng yêu cầu“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo” theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của BCHTW khóa XI.
3.2.1.2. Ý nghĩa của biện pháp
Tạo được sự thống nhất trong nhận thức của CBQL, GV, phụ huynh học sinh về tầm quan trọng và sự cần thiết của GDĐCHT. Trên cơ sở đó, sẽ nâng cao ý thức thực hiện GDĐCHT và đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; vận dụng được các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá tích cực trong dạy học; sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học; vận dụng được quy trình kiểm tra, đánh giá mới,…
Có nhận thức đúng thì CBQL và GV mới vận dụng năng lực tư duy để khái quát hóa hệ thống tri thức đó thành hệ thống lý luận mà vận dụng vào điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương mình nhằm tổ chức có chất lượng quá trình GD, đạt được mục tiêu GDĐCHTT đặt ra.
Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về giáo dục ĐCHT không chỉ góp phần to lớn vào GD toàn diện HS mà còn góp phần nâng cao phẩm chất và năng lực đội ngũ CBQL và GV, bởi vì muốn giáo dục người học hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực gì thì trước hết người dạy cũng phải có những phẩm chất và năng lực ấy ở mức độ cao hơn.
Không những thế, nhờ có nhận thức đúng mà CBQL và GV mới có những hoạt động tuyên truyền, phổ biến, làm cho CMHS và các lực lượng xã hội có hiểu biết, quan tâm và phối hợp cùng nhà trường giáo dục HS. Vì thế, việc tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của CBQL và GV về giáo dục ĐCHT là một nhóm biện pháp hết
sức cần thiết.
3.2.1.3. Nội dung và cách thức thực hiện
- Hiệu trưởng xây dựng một hệ thống các công cụ phục vụ cho việc nâng cao nhận thức của CBQL và GV về GDĐCHT bao gồm:
+ Kế hoạch GDĐCHT cho HS trong năm học, trong đó nêu rõ mục đích yêu cầu, nội dung thực hiện, biện pháp thực hiện, điều kiện về CSVC, phân công nhiệm vụ cho các lực lượng và các thành viên trong nhà trường.
+ Các văn bản của Đảng, của Nhà nước và của Bộ GD&ĐT quy định, hướng dẫn như: Luật giáo dục; Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Điều lệ trường Trung học; Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi và bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học phổ thông, học sinh trung học cơ sở được ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT vào ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ); Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
+ Các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu, học liệu phục vụ giáo dục ĐCHT.
+ Những câu chuyện điển hình về GDĐCHT đã giúp HS thay đổi hình thành thái độ học tập tích cực, xây dựng ước mơ, sự nổ lực, những bài giảng hay,…
- Định hướng cho CBQL và GV sử dụng các phương tiện truyền thông như nghe đài, xem báo, đọc sách, truy cập internet…nhằm thu thập thông tin một cách tự giác và có chọn lọc; sử dụng các hình thức thông tin của nhà trường như phát thanh, bản tin, thông báo, tờ rơi…để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, hướng dẫn của các cấp có liên quan GDĐCHT.
- Hiệu trưởng tổ chức các hình thức tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng trong CBQL và GV nhằm quán triệt tư tưởng của đội ngũ về GDĐCHT cho HS. Hoạt động này được thực hiện thông qua các cuộc họp, các đợt học tập, sinh hoạt, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của ngành, đồng thời chọn lựa và giới thiệu tài liệu đến từng đối tượng để họ tự nghiên cứu; tổ chức sinh hoạt chuyên đề về GDĐCHT là một hình thức tập trung, có hiệu quả cao.
- Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GV có phẩm chất đạo đức tốt, vững về chuyên môn nghiệp vụ, gương mẫu, tích cực trong công việc bằng các hình thức sinh hoạt chuyên đề, tập huấn với các nội dung sau: Tăng cường công tác tuyên truyền, GD để CBQL và GV nhận thức sâu sắc về vị thế của nghề giáo trong xã hội; xây dựng được đội ngũ nhà giáo thực sự yêu nghề, yêu người, hết lòng chăm sóc, giáo dục HS; nâng cao thái độ, động cơ trách nhiệm; thường xuyên tự bồi dưỡng,
học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm; đề cao ý thức tự học, tự rèn; tích cực đấu tranh, ngăn chặn những nhận thức, hành vi không đúng về nghề dạy học, những biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín, phẩm giá, tư cách của nhà giáo.
- Tuyên truyền, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; hướng dẫn đội ngũ nhà giáo xây dựng kế hoạch phấn đấu, đề ra nội dung, biện pháp thiết thực, cụ thể, phù hợp làm cơ sở để điều chỉnh hành vi, xác định ý chí quyết tâm, nhất là trong những tình huống khó khăn, phức tạp, chi phối đến tình cảm, lòng yêu nghề của CBQL và GV.
- Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp, tác phong công tác; bồi dưỡng ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động khác trong trường học cho CBQL và GV.
- Thông qua tuyên truyền, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương hiệu trưởng cùng tập thể lãnh đạo nhà trường giúp cho phụ huynh và các lực lượng xã hội khác nhận thức được thực trạng hoạt động GDĐCHT, tầm quan trọng của việc GDĐCHT cho HS. Ngoài ra, hiệu trưởng có thể tổ chức hội thảo, tọa đàm, hội nghị, sinh hoạt theo chủ điểm, chuyên đề, phổ biến cách làm hay, những tấm gương điển hình,…cho phụ huynh và học sinh cùng các thành viên trong nhà trường; tổ chức tham quan học tập về hoạt động GDĐCHT cho HS. Đây là cách tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho phụ huynh, học sinh rất thiết thực và hiệu quả.
- Hiệu trưởng có thể mời các chuyên gia, cựu HS và doanh nhân thành đạt hay người có uy tín trong cộng đồng địa phương cùng tham gia hoạt động GDĐCHT sẽ giúp đội ngũ nhà giáo và HS hiểu đúng đắn hơn về GDĐCHT ở nhiều góc độ khác nhau, giúp học sinh được trải nghiệm thực tế cuộc sống một cách sinh động hơn.
3.2.1.4. Lưu ý khi thực hiện
Để giáo dục ĐCHT cho HS trong các trường THPT đạt hiệu quả, CBQL và GV không những cần có các tri thức về mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức GD mà còn phải có nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của GD ĐCHT trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tạo điều kiện để đội ngũ CBQL và GV khẳng định mình trong mọi hoạt động thực tiễn, khơi dậy khả năng lao động sáng tạo; duy trì nghiêm các quy chế, quy định làm việc kỷ cương, văn hóa, tăng cường khối đoàn kết, thống nhất cao trong đội ngũ, cùng giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Cần phổ biến các chủ trương, đường lối, các quy định từ những văn bản có tính pháp quy, định hướng chỉ đạo của các cấp, của Ngành có liên quan đến GDĐCHT;
triển khai đầy đủ đến từng đối tượng là chi ủy chi bộ, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn trường, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và đến từng GV, từ đó xác định rõ trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường.
CSVC-KT, phương tiện giáo dục phải đảm bảo cho việc triển khai thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức của CBQL, GV, các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường và học sinh về GDĐCHT; hiệu trưởng nhà trường phải xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, tính khả thi cao.
3.2.2. Định hướng thiết kế mục tiêu, nội dung giáo dục động cơ học tập phù hợp với đối tượng học sinh ở các trường THPT