Hình thức và phương pháp giáo dục động cơ học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Tiểu luận: môn phương pháp luận NCKH và PP NCKH quản lý giáo dục (Trang 37 - 38)

8. Cấu trúc đề tài

1.3. Lý luận về động cơ học tập của học sinh

1.4.3. Hình thức và phương pháp giáo dục động cơ học tập của học sinh

V.I. Lênin coi giáo dục là phạm trù tất yếu và vĩnh hằng liên quan chặt chẽ với sự phát triển xã hội loài người. Điều đó có nghĩa là giáo dục xuất hiện khi bắt đầu có xã hội, đồng thời giáo dục cũng được quy định bởi nhu cầu xã hội. Giáo dục gắn liền với sự phát triển xã hội, do đó nó mang tính lịch sử-cụ thể và tính kế thừa- phát triển.

GD làm biến đổi nhân cách khi mà nó có khả năng làm nảy sinh ở cá nhân những ý nghĩ, tình cảm, nhu cầu mới dẫn đến một hành vi nhất định của cá nhân đó. Vì vậy, trong quá trình giáo dục phải sử dụng những phương pháp tác động tới ý thức, tình cảm và hành vi của người được giáo dục, gọi là phương pháp giáo dục (PPGD).

PPGD là một thành tố quan trọng của quá trình giáo dục, trong nhiều trường hợp PPGD quyết định sự thành bại của các hoạt động giáo dục.

PPGD ĐCHT là cách thức tác động của nhà GD (CBQL giáo dục, GV), các LLGD trong và ngoài nhà trường, tập thể học sinh đến người được giáo dục thông qua việc tổ chức một cách hợp lý về mặt sư phạm các nội dung giáo dục ĐCHT

Hệ thống PPGD ĐCHT cũng giống như hệ thống PPGD chung, có thể được chia thành 3 nhóm sau đây:

- Nhóm PPGD tác động vào ý thức có mục đích giúp học sinh có những hiểu biết mới hoặc xóa bỏ những nhận thức sai lầm về mục đích học tập gồm có: Phương pháp học tập trải nghiệm cộng đồng, phương pháp thảo luận, phương pháp tạo dư luận. - Nhóm phương pháp giáo dục tạo lập hành vi thói quen nhằm mục đích hình thành thói quen, hành vi có văn hóa cho HS bao gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp luyện tập, phương pháp tổ chức các hoạt động cho HS.

- Nhóm PPGD điều chỉnh thái độ nhằm tạo hứng thú thúc đẩy tính tích cực hoạt động của HS bao gồm: Phương pháp nêu gương, phương pháp thi đua, phương pháp khen thưởng.

Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ĐCHT ở các trường THPT chủ yếu hoạt động hướng ngiệp, ngoài giờ lên lớp. sinh họat tập thể, giáo dục qua môn học… ngoài việc phải nắm vững nội dung, phương pháp cần có những cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp. Ở mỗi địa phương, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, nhiều trường có thể sử dụng các hình thức thực hiện mang hiệu quả cao như:

bằng cách chú trọng đổi mới PPDH hướng đến phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh

- Thông qua các hoạt động giáo dục NGLL, trải nghiệm sáng tạo, tổ chức các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể thao để phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu học sinh, phát triển thể chất, tinh thần cho người học.

- Thông qua hoạt động hướng nghiệp, sinh hoạt lớp, giáo viên cần tìm hiểu và phát hiện sở thích học sinh, từ đó có kế hoạch tác động phát triển sở thích thành mơ

Một phần của tài liệu Tiểu luận: môn phương pháp luận NCKH và PP NCKH quản lý giáo dục (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)