8. Cấu trúc đề tài
1.3. Lý luận về động cơ học tập của học sinh
1.5.4. Quản lý sự phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục động cơ học tập
thú và say mê môn học.
1.5.4. Quản lý sự phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục động cơ học tập của học sinh của học sinh
Quản lý sự phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục là phải kết lập bộ máy hoạt động, cơ cấu các bộ phận chức năng tùy theo tính chất công việc có thể tiến hành phân công, phân nhiệm cho từng cá nhân, quy trách nhiệm cho từng bộ phận. Xây dựng mối quan hệ trách nhiệm giữa các bộ phận hoặc cá nhân với nhau. Nói cách khác là bố trí nhân lực, thiết lập cơ chế phối hợp và phân bổ nguồn lực cho từng hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Đối với công tác quản lý GD ĐCHT, khi tiến hành hoạt động cần đưa CB, GV có năng lực, nhiệt tình công tác vào cơ cấu nhân sự, đặc biệt phát huy tính tích cực, chủ động và năng lực tự quản của học sinh. Hoạt động GD ĐCHT là một loại hình kết hợp cả chương trình chính khóa với chương trình ngoại khóa nên đòi hỏi khả năng và ý thức tổ chức rất cao.
Quản lý quá trình tổ chức thực hiện của giáo viên nhằm hỗ trợ GV thực hiện tốt nhất nhiệm vụ đặt ra; đồng thời có các chương trình tập huấn, bồi dưỡng về nội dung, hình thức, phương pháp và kỹ năng giáo dục GTĐCHT cho HS THPT.
Xây dựng trách nhiệm GDĐCHT rõ ràng cho các GV bộ môn, GVCN, Đoàn thanh niên, Công đoàn có kế hoạch lồng ghép vào các môn học, các hoạt động phù hợp với nội dung GD.
Tranh thủ sự giúp đỡ, phối hợp của lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, đó là những người có uy tín, người thành công trong các nghành nghề,… để giao lưu nói chuyện nhằm lan tỏa con đường thành công, hình thành ước mơ, hoài bão cho học sinh Xác định trách nhiệm của từng môi trường (Nhà trường, gia đình và xã hội) trong công tác phối hợp giáo dục học sinh, đồng thời tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh và Ban đại diện CMHS để đạt mục tiêu thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp GD ĐCHT cho HS. Huy động phụ huynh học sinh và ban đại diện CMHS cùng tham gia giáo dục ĐCHT.
đoàn thể tại địa phương nhằm vận động sự hỗ trợ về CSVC, tinh thần, công tác tuyên truyền cho mục tiêu GD ĐCHT.
Các giải pháp nhằm quản lý GD ĐCHT cần phải đồng bộ, phù hợp với đặc điểm, chức năng hoạt động của mỗi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường, có như vậy mới phát huy được vai trò của các lực lượng tham gia.