lao động nông thôn trong giai đoạn tới
3.2.1 Cơ hội
Đề án ĐTN cho LĐNT theo Đề án 1956 không chỉ mở rộng diện lao động khu vực nông thôn sẽ được đào tạo nghề mà còn đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu. Nó mở ra cho người nông dân cơ hội được học những nghề mà họ muốn hoặc họ thấy cần cho cuộc sống và công việc củachính mình. Đề án 1956 sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cũng như tìm đầu ra trong giải quyết việc làm cho người dân nông thôn.
Hiện nay số lao động nông thôn cần việc làm do bàn giao đất phục vụ cho việc phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn là rất lớn. Vì vậy khi thực hiện Đề án 1956 sẽ xác định được việc học ngành nghề gì, học như thế nào để giải quyết hết số lao động nông thôn thực hiện mục tiêu chuyển đổi nghề nghiệp, tạo điều kiện đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, góp phần xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
3.2.2 Thách thức
Theo đánh giá của tỉnh, bài toán phát triển bền vững cho công tác dạy nghề - việc làm đối với LĐNT hiện nay còn rất nan giải, bởi lao động địa phương chưa thực sự mặn mà với học nghề. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề còn lạc hậu, thiếu đồng bộ cho nên học viên ra trường không bắt nhịp được với công việc. Do đó điều quan trọng đặt ra là công tác đào tạo nghề cần gắn với doanh nghiệp cũng như sự vào cuộc của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương.
Cùng với đó việc dạy nghề cho lao động nông thôn thường chưa đáp ứng được chỉ tiêu đề ra là do tư tưởng coi trọng bằng cấp của người dân, thích làm thầy hơn làm thợ, chỉ muốn con em mình đi học đại học mà không muốn đi học để làm công nhân.
Mặt khác, tâm lý chung của người dân là đi học nghề tốn thời gian, phải nghỉ làm ảnh hưởng đến thu nhập đang có. Thậm chí có những người còn cho rằng không cần thiết phải học nghề cũng có thể làm việc thông qua học hỏi kinh nghiệm và học nghề cũng chưa chắc có thể tìm được việc làm…Các huyện, thành phố đều đã tổ chức tuyên
truyền về Đề án ĐTN cho LĐNT song không phải ai cũng nắm rõ. Thậm chí có người đăng ký tham gia học nghề chỉ vì mục đích được hưởng tiền ăn, đi lại. Đồng thời đặc thù là tỉnh miền núi, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sống không tập trung nên một số nghề phải huy động học viên từ nhiều xã mới đảm bảo để tổ chức một lớp dạy nghề. Điều quan trọng không chỉ các cấp, các ngành mà còn phải là bản thân người lao động phải quyết tâm xây dựng đề án 1956, góp phần phát triển kinh tế gia đình và địa phương.
3.3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn
Trong tình hình khó khăn hiện nay, để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Lạng Sơn tập trung phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề và tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo, như: xây dựng chương trình, giáo trình, đầu tư cơ sở vật chất đối với các trường được lựa chọn, tham gia dự án đầu tư nghề trọng điểm cấp quốc gia, cấp khu vực theo Quyết định số 826/QĐ-BLĐTBXH ngày 07-7-2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt nghề trọng điểm. Triển khai có hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bằng việc tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, của cánbộ, công chức cơ sở và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, định hướng công tác đào tạo nghề tập trung vào việc phát triển mạnh đào tạo nghề cả về quy mô và chất lượng, trong đó chú trọng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo, bảo đảm sự đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo và cơ cấu trình độ nghề nghiệp; tập trung đầu tư đào tạo nghề trình độ cao nhằm xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề vững, đủ khả năng tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến, thiết bị kỹ thuật hiện đại, có khả năng tham gia cạnh tranh trong thị trường lao động trong nước và quốc tế, cung cấp nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động.