Phân luồng lao động theo nhu cầu học nghề, mở rộng hình thức và ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 105 - 106)

nghề đào tạo, đổi mới nội dung đào tạo phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của địa phương

Hiện nay, nhu cầu học nghề của bộ phận LĐNT bao gồm nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi khác nhau với mong muốn được học những ngành nghề sau này có cơ hội tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao. Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nghề cho LĐNT cần tích cực rà soát, tìm hiểu nhu cầu đối tượng, lứa tuổi có nhu cầu học nghề, đồng thời cần phải nắm bắt rõ nhu cầu tuyển dụng lao động của DN trên địa bàn và các tỉnh lân cận để có chiến lược phát triển các hình thức và ngành nghề đào tạo đáp ứng được nhu cầu đó.

Bên cạnh đó nội dung, hình thức đào tạo nghề cũng cần thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có như vậy mới tạo sự tin tưởng và thu hút được lực lượngLĐNT đến học nghề, góp phần vào giải quyết vấn đề đào tạo nghề cho LĐNT.

Cần đổi mới phương pháp đào tạo, hiện nay, có thể chú trọng các chương trình dạy nghề theo hình thức kèm cặp tại các doanh nghiệp. Đồng thời phát triển chương trình,

giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề. Cần tập trung vào xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo một cách thống nhất. Nội dung chương trình học nghề nên được thống nhất trên toàn tỉnh. Nội dung dạy nghề cho người lao động phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương, với mục tiêu phân bố lại lao động trên địa bàn phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Lược bỏ những nội dung không thiết thực, bổ sung những nội dung cần thiết theo hướng đảm bảo kiến thức cơ bản, cập nhật với tiến bộ khoa học công nghệ, tăng năng lực thực hành nghề nghiệp, năng lực tự học của người học nghề. Việc tham gia xác định chương trình, nội dung cần có sự tham gia của người lao động. Thông qua việc tiếp xúc tìm hiểu nhu cầu học nghề của người lao động, các cơ sở đào tạo và các nhà quản lý sẽ biết được người lao động cần gì, khả năng thu nhận và tư vấn cho học trong việc lựa chọn, xác định nghề cần học. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, hoàn thiện hệ thống các cơ sở dạy nghề, cung ứng lao động qua đào tạo không chỉ cho nhu cầu về lao động của tỉnh mà cả các tỉnh lân cận, lao động cho xuất khẩu.

Ngoài ra, cần xây dựng chương trình dạy nghề theo diện rộng đáp ứng cho nhiều đối tượng học viên nhất là với đối tượng có trình độ học vấn thấp, vốn chiếm tỷ lệ lớn hiện nay. Mặt khác, khi chọn nghề đào tạo cho lao động nông thôn và xây dựng chương trình dạy nghề tương ứng cần căn cứ vào các yếu tố sau:

Nhu học nghề của lao động nông thôn;

Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp của thành phố trong những năm tới;

Vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế - xã hội của các địa phương thông qua các lợi thế và tiềm năng vốn có cũng như nhu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 105 - 106)