Phát triển, đổi mới nội dung chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 104 - 105)

Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo theo hướng mềm hóa, đa dạng hóa chương trình, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động đa dạng và tạo cơ hội học tập cho người lao động là một trong những nội dung quan trọng của đào tạo nghề, cần thực hiện cụ thể như sau:

- Lược bỏ những nội dung không thiết thực, bổ sung những nội dung cần thiết theo hướng đảm bảo kiến thức cơ bản, cập nhật với tiến bộ khoa học công nghệ, tăng năng lực thực hành nghề nghiệp, năng lực tự học của người học. Việc tham gia xác định chương trình, nội dung cần có sự tham gia của người lao động. Thông qua việc tiếp xúc tìm hiểu nhu cầu học nghề của người lao động, các cơ sở đào tạo và các nhà quản lý tại địa phương sẽ biết được người lao động cần gì, khả năng thu nhận và tư vấn cho họ trong việc lựa chọn, xác định nghề cần học. Đa dạng hóa các loại hình ĐTN, hoàn thiện hệ thống các cơ sở DN, cung ứng lao động qua đào tạo không chỉ cho nhu cầu về lao động của tỉnh mà cả lao động cho xuất khẩu, đến hết năm 2017 xây dựng thêm 6-8

danh mục nghề ngắn hạn.

- Xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp tích hợp, chương trình dạy nghề theo Modul để người học dễ dàng tiếp cận kiến thức, tăng cường kỹ năng thực hành nghề để người học có khả năng hành nghề sau khi đào tạo. Thực hiện dạy nghề cho

người lao động thống nhất đào tạo theo chương trình, giáo trình do Tổng cục dạy nghề ban hành tại các cơ sở dạy nghề. Nội dung dạy nghề cho người lao động phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, với mục tiêu phân bố lại lao động trên địa bàn phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ.

- Tài liệu học tập cần phải viết ngắn gọn, từ ngữ đơn giản phù hợp với trình độ nhận thức của người học, dễ hiểu, dễ nhớ kèm theo các hình ảnh, ví dụ minh họa và các nội dung được trình bày theo trật tự của một quy trình công việc. Giáo trình cần trình bày đẹp, nhỏ, tiện lợi cho học viên sử dụng hàng ngày. Khi xây dựng giáo trình cần chú ý đến yếu tố nông dân trong quá trình phát triển tài liệu, để đảm bảo sự phù hợp với nội dung đào tạo, văn hóa và nhu cầu của lao động nông thôn.

- Căn cứ vào chương trình khung của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành các cơ sở dạy nghề xây dựng chương trình cho từng trình độ đào tạo từ sơ cấp nghề đến cao đẳng nghề đảm bảo các mục tiêu dạy nghề theo từng cấp trình độ và tính liên thông giữa các trình độ cho từng nghề, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 104 - 105)