trọng điểm để đào tạo nguồn lao động có trình độ tay nghề cao, đáp ứng nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ cao; khuyến khích các cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện nâng cấp lên trường đào tạo có trình độ cao hơn; thu hút các doanh
nghiệp của mọi thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân tham gia đào tạo nghề.
- Thường xuyên rà soát, đánh giá chất lượng và những điều kiện đảm bảo chất lượng của toàn bộ hệ thống cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh, đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định của Bộ LĐTBXH như diện tích đất tối thiểu, danh mục trang thiết bị cho các nghề đào tạo, phòng học lý thuyết, xưởng thực hành…
- Có chính sách khuyến khích thích hợp và ưu đãi hơn đối với đào tạo nghề cho nông dân như cấp đất làm trường, miễn giảm thuế cùng với nhiều ưu đãi khác về phát triển cơ sở đào tạo nghề ở khu vực nông thôn so với khu vực thành thị, đảm bảo lợi ích cho họ khi đầu tư ở khu vực nông thôn.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa về dạy nghề nhằm tạo sức mạnh tổng hợp các nguồn lực ưu tiênđầu tư về tài chính, cơ sở vật chất và con người để các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn toàn tỉnh có đủ điều kiện đào tạo, tăng quy mô đào tạo.
Phấn đấu đến năm 2018 có từ 75-80% học viên được hỗ trợ từ các chính sách ưu đãi sau đào tạo. Tranh thủ sự đầu tư của Trung ương trên cơ sở dự án “Tăng cường năng lực đào tạo nghề” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và đào tạo. Đồng thời hàng năm dành một phần kinh phí của tỉnh để hỗ trợ cơ sở dạy nghề công lập đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo.
3.3.4 Nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đào tạo nghề nghề
Đề án dạy nghề cho LĐNT đã đề xuất những nhiệm vụ khá cụ thể cho đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ và giáo viên dạy nghề. Họ là nhân tố trực tiếp, quyết định đến chất lượng đào tạo nghề, việc xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề là quá trình liên tục, là
nhiệm vụ trọng tâm và phải được tiến hành thường xuyên. Để làm tốt điều này cần phải có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu nghề đào tạo. Cần lên kế hoạch cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học… cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT cần phải có giải phápcụ thể:
- Phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, đạt tiêu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo lý thuyết, thực hành, có trình độ về tin học và ngoại ngữ để áp dụng vào giảng dạy. Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để bổ sung cho các trung tâm dạy nghề chưa đủ giáo viên cơ hữu. Phấn đấu đến năm 2018 tỉnh Lạng Sơn có 100% giáo viên của các cơ sở đào tạo nghề đạt chuẩn theo quy định.
- Tuyển dụng mới đi đôi với tăng cường bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý . Đẩy mạnh việc đào tạo lại, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên theo Kế hoạch đã được xây dựng nhằm đạt chuẩn về chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề và nghiệp vụ sư phạm. Chú trọng đào tạo trình độ sau đại học, phấn đấu đến hết năm 2018 tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học đạt trên
50%.
- Kết hợp giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên với huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến
nông - lâm, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Cần xem xét đến việc xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chế độ ưu đãi, nâng cao thu nhập phù hợp với điều kiện thực tế cho đội ngũ giáo viên tham gia đào tạo nghề nhằm thu hút người tài, có năng lực giảng dạy, có tâm huyết làm giáo viên dạy nghề để họ có cuộc sống ổn định, sống được bằng nghề mà họ đã lựa chọn.
Để thực hiện tốt những giải pháp nêu trên sẽ giải quyết cơ bản được vấn đề về chất lượng giáo viên và cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu của dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn 2016 - 2020, Tỉnh cần có kế hoạch:
+ Bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ giáo viên dạy nghề.
+ Xây dựng các chương trình bồi dưỡng và cải tiến nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề.
+ Tiếp tục ký hợp đồng dàihạn với những giáo viên có trình độ, có kinh nghiệm giảng dạy, nhiệt tình tâm huyết với nghề và cần có chế độ tiền lương thỏa đáng để họ yên tâm công tác. Ký hợp đồng với các giáo viên thỉnh giảng tham các lớp kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; ký kết với các thợ kỹ thuật lành nghề sửa chữa điện dân dụng, sửa chữa máy nông nghiệptại các địa phương.