Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 29 - 31)

* Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và phát triển dạy nghề:

Trong mỗi giai đoạn, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đúng và phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy công tác đào tạo nghề phát triển, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển kinh tế - xã hội. Trong mấy năm vừa qua do đổi mới cơ chế quản lý, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi và nhân tố mới đa dạng để các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở, các tổ chức xã hội và toàn dân chủ động tạo chỗ làm việc mới, đã giải quyết được một bước yêu cầu về việc làm và đời sống của người lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Kết quả đạt được trong tất cả lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa – xã

hội kể từ sau đổi mới, trước tiên phải nói đến tính đúng đắn trong việc đề ra những chính sách liên quan đến đào tạo nghề cho người lao động của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết số 26/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi là Nghị quyết Tam nông) ra đời ngày 5/8/2008, đã xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Theo đó, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm và triển khai mạnh mẽ trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về "Chương trình hành

động của Chính phủ", trong đó có nêu mục tiêu: "Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm nhằm nâng cao thu nhập một bước cho người nông dân". Cụ thể, ngày

27/11/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1956/QĐ-TTg về phê duyệt đề

án“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án

1956). Đềán nêu rõ quan điểm: "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”.[5] Bên cạnh đó, ngày 31/8/2012 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 1201/2012/QĐ-TTg về phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012- 2015”. Mục tiêu của Chương trình nêu rõ: “ Hỗ trợ phát triển đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng cường xuất khẩu lao động và phát triển thị trường lao động đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế nhất là ở khu vực nông thôn giai đoạn 2012-2015”.[7] Có thể nói, đây là những căn cứ pháp lý quan trọng, đẩy mạnh phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn hiện nay.

* Thái độ xã hội nghề và công tác đào tạo nghề: Thái độ xã hội về nghề và công tác đào tạo nghề có ảnh hưởng rất lớn tới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Bởi lẽ, toàn xã hội phải nhận thức đúng đắn ý nghĩa của công tác đào tạo nghề đối với

việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn, góp phần đẩy nhanh tiến trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội toàn diện. Hơn nữa, bản thân người lao động cần nhận thức tầm quan trọng của đào tạo nghề, vừa là cơhội, quyền lợi của bản thân và trách nhiệm đối với xã hội, xác định nhu cầu học nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống…Có thể nói, yếu tố này ảnh hưởng lớn tới cả quy mô và chất lượng đào tạo nghề.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII, Ban chấp hành Trung ương khóa X của Đảng ta đã khẳng định phát triển nông nghiệp,nông thôn và nông dân (tam nông) là cơ sở để ổn định chính trị đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình hành động cụ thể, được nhiều tầng lớp nhân dân, nhất là cư dân nông thôn đồng tình ủng hộ, tích cực đón

nhận. Nhiều chương trình, đề án, chính sách, nhất là các chương trình, đề án, chính sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, trong đó có đào tạo nghề cho nông dân sau khi ban hành đã được triển khai và đi vào cuộc sống. Vì vậy, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hết sức cần thiết, cấp bách.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng trong xã hội xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới ở Việt Nam hiện nay thì vấn đề con người là vấn đề chủ chốt cần được quan tâm hàng đầu. Một trong những

công tác cốt yếu để hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa đó chính là đào tạo nghề cho lao động lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)