Chất lượng luôn là vấn đề nóng bỏng có tính thời sự của hệ thống giáo dục quốc dân trong đó có đào tạo nghề. Chất lượng đào tạo nghề nói chung, chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 nói riêng đã và đang đứng trước những thách thức trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Việt Nam là một nước đang phát triển và có sự hội nhập mạnh mẽ với thế giới. Trong bối cảnh đó nước ta có những cơ hội để phát triển, đồng thời đang và sẽ gặp không ít những khó khăn, thách thức. Hiện nước ta có gần 80% dân số sống ở khu vực nông thôn và trên 70% lao động nông nghiệp, nông thôn. Trong đó đa phần có kỹ năng nghề
rất thấp, sản xuất nông nghiệp mang nặng tính truyền thống. Trong cơ cấu GDP, nông nghiệp vẫn chiếm 25% trong khi đó ở các nước phát triển, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chỉ còn 3%. Chính vì thế để bắt kịp với thế giới, Việt Nam cần phải nỗ lực rất nhiều đề tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ, trong đó quan trọng nhất là đầu tư nang cao chất lượng nguồn nhân lực lao động nông thôn. Đào tạo nghề cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nói chung và LĐNT nói riêng để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn. Đảng và Nhà nước ta đã hết sức quan tâm chỉ đạo thông qua các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị như:
- Nghị quyết số 26/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi là Nghị quyết Tam nông) ra đời ngày 5/8/2008
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/11/2009 về phê
duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Những năm qua, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhận được sự quan tâm của nhiều đề tài nghiên cứu trong cả nước. Cụ thể:
Tác giả Tăng Minh Lộc - Phó Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, với bài viết: “Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Điều chỉnh lại cơ cấu lao động, cách dạy nghề”, đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam. Tác giả đã đưa ra những mặt làm được, thành công của Đề án khi một năm đưa vào triển khai thực hiện, tuy nhiên việc thực hiện Đề án ở khắp các tỉnh, thành phố vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần được khắc phục, chấn chỉnh và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Đề án trong giai đoạn tiếp theo.[8]
Tác giả Nguyễn Văn Đại (2012),Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Đại học KTQD. Tác giả đã đánh giá một cách khách quan thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời chỉ ra những giải pháp để giải quyết khó khăn, và đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong khu vực này [4]
Trong thời gian tổ chức thực hiện đề án 1956, từ năm 2010 – 2016, đã có nhiều các
cuộc hội thảo, đưa ra các báo cáo đánh giá tổng kết tình hình thực hiện đề án trong 7
năm vừa qua. Tại các cuộc hội nghị, hội thảo này, các cơ quan quản lý Nhà nước đã tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm rất nhiều vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Các địa phương thuộc diện được cấp chỉ tiêu đào tạo cũng có những báo cáo thường niên với cơ quan cấp trên về quá trình thực hiện đề án. Tuy nhiên hiện nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá và có những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nên tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn” nhằm đánh giá đúng thực trạng và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông
thôn của tỉnh trong thời gian tới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn không thể thiếu vai trò và quản lý của nhà nước về cơ sở vật chất đến hệ thống tổ chức dạy nghề và đặc biệt có chính sách hỗ trợ cho người lao động trong quá trình đào tạo. Đồng thời cần xã hội hóa công tác đào tạo nghề cho lao động nông thông, trong đó có lựa chọn các tổ chức đào tạo phù hợp với yêu cầu và đặc điểm cụ thể của lao động nông thôn, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề tại chỗ của các tổ chức nông, lâm, ngư và các tổ chức đào tạo nghề ngay tại địa phương. Cần đẩy mạnh tuyên truyên chủ trương, chính sách đào tạo nghề cho người LĐNT và kết hợp đào tạo nghề với giới thiệu việc làm, bảo đảm cho người học nghề có việc làm sau đào tạo, tạo ra sức hấp dẫn cho người đi học nghề.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO
ĐỘNG NÔNG THÔN THEO ĐỀ ÁN 1956 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG
SƠN