Chất lượng đào tạo nghề qua đánh giá của các doanh nghiệp và người sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 26 - 28)

dụng lao động trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn

Trong quá trình chỉ đạo nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta vẫn nhận định Nông nghiệp là một ngành quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, do đó chất lượng lao động nông thôn cũng được các cấp lãnh đạo hết sức quan tâm. Trong những năm qua, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn được Đảng và Nhà nước ta triển khai một cách tích cực và thường xuyên, tạo nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nhờ đó làm tăng thu nhập cho họ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn gặp phải những hạn chế nhất định mà chúng ta cần phải tìm cách giải quyết một cách nhanh chóng, hợp lý. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải khẩn trương bồi dưỡng về mọi mặt cho số công nhân, số lao động chưa qua đào tạo đầy đủ, tăng nhanh về qui mô với chất lượng cao. Và chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải đạt được qua các chỉ

tiêu sau:

- Kiến thức chuyên môn mà người lao động nhận được sau quá trình đào tạo: trong quá trình học nghề, người học được đánh giá kết quả thông qua các bài kiểm tra bao gồm kiểm tra lý thuyết và thực hành. Kết thúc khóa đào tạo, người học trải quả kỳ thi tốt nghiệp. Tùy ngành học, nghề học, bài kiểm tra có thể có hình thức tự luận, hình thức trắc nghiệm hoặc thực hành nghề. Tùy thuộc vào giá trị tích lũy về kiến thức và kỹ

năng đặt được và biểu hiện qua kết quả kiểm tra và thi, người tốt nghiệp được xếp loại giỏi, khá, trung bình.

- Kỹ năng (sự hoàn thiện) trong quá trình thực hiện công việc: quá trình sản xuất ra hàng hóa thông thường được kết thúc bằng việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, bảo đảm các thông số kỹ thuật, các yêu cầu chất lượng, mẫu mã và có thể lưu thông. Sản phẩm củaquá trình đào tạo nghề là con người được dùng vào quá trình sản xuất hàng hóa. Những người này cần được trang bị đầy đủ các hiểu biết kiến thức và năng lực thực hành đầy đủ…Quá trình đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề cần được đảm bảo chắc chắn quá trìnhtrang bị kiến thức, kỹ năng đầy đủ, kiểm định (kiểm tra, thi cử) có chất lượng để có thể áp dụng linh hoạt các kiến thức đã học vào công việc.

- Ý thức của người lao động: một số lao động không hằn là có tay nghề kém mà là họ chưa thực sự cố gắng phát huyhết khả năng cũng như chuyên môn của mình. Nguyên nhân dẫn tới việc này là do việc thực hành ở các cơ sở đào tạo khác so với thực tế công việc đòi hỏi nên họ vẫn chưa quen và việc sử dụng các máy móc, thiết bị tại cơ sở làm việc còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Ngoài ra, người lao động chưa thực sự coi trọng nghề nghiệp của mình và chưa thực sự muốn gắn bó với công việc mà họ đang làm dẫn đến tình trang một bộ phận nhỏ lao động không tuân thủ đầy đủ các nội quy của các cơ sở sản xuất kinh doanh...

Đồng thời còn có nguyên nhân đó là một số lao động vẫn mang nặng tính chất lao động nông nghiệp, khả năng tiếp thu của họ chậm và nhận thức về nghề nghiệp của họ còn rất hạn chế, do đó ý thức kỷ luật về nghề nghiệp còn yếu. Họ có mong muốn tìm được một công việc để tăng thêm thu nhập lúc nông nhàn nhưng họ lại không hiểu rõ giá trị nghề nghiệp mà mình đang làm, nên họ vẫn có tư tưởng coi thường nghề mà mình đã lựa chọn, dẫn đến tình trạng họ là việc không hăng say, ý thức chấp hành các nội quy, quy định của các đơn vị kém; điều này gây ảnh hưởng tới uy tín về công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)