2.2 Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956
2.2.6 Thực trạng phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề
Trong thời gian qua được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ LĐTBXH và sự phối hợp của các cơ quan chức năng tỉnh, các cơ sở dạy nghề đã quan tâm cải tiến, đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp đào tạo nhằm cung cấp lực lượng lao động có chất lượng đáp ứng mục tiêu phát triển của tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu ĐTN theo mục tiêu trong Đề án của tỉnh, cần có một lượng lớn giáo trình giảng dạy. Đồng
thời việc xây dựng các chương trình, giáo tình dạy nghề là hết sức quan trọng. Để đánh giá một cách khách quan về chất lượng chương trình, giáo trình, giáo viên trong việc ĐTN của tỉnh Lạng Sơn, đề tài đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của người lao động đang tham gia học nghề.
Trong tổng số 200 học viên được điều tra có 85% số người tham gia cả 2 chương trình là: học nghề ngắn hạn và tham gia các buổi tập huấn chuyển giao kỹ thuật trong thời gian qua. Những học viên này đều là những lao động chính trong gia đình, vừa học vừa làm nên việc tham gia học nghề hàng ngày là rất khó khăn. Hầu hết học viên đều có nhu cầu, nguyện vọng được qua khóa học trang bị thêm cho mình kiến thức cơ bản để vận dụng vào sản xuất thực tiễn, nâng cao giá trị củasản phẩm, đem lại nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình.
Bảng 2.12. Đánh giá của người lao động về chương trình, giáo trình, giáo viên tham gia công tác dạy nghề
TT Nội dung Số học viên %
Số lượng mẫu điều tra 200 100 1 Địa điểm tổ chức - Tương đối xa 70 35 - Hợp lý 130 65 2 Thời điểm tổ chức - Hợp lý 144 72 - Chưa hợp lý 56 28
3 Chương trình đào tạo
- Rất hữu ích 97 48.5 - Hữu ích 80 40 - Chỉ sử dụng được một phần 23 11.5 4 Tài liệu học tập - Đầy đủ 88 44 - Chưa đầy đủ 112 56
TT Nội dung Số học viên % 5 Truyền đạt kiến thức của giảng viên
- Rất hiểu bài 85 42.5
- Hiểu bài 100 50
- Ít hiểu bài 15 7.5
6 Thời gian đào tạo
- Dài 0 0
- Phù hợp 133 66.5
- Ngắn 67 33.5
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)
Bảng 2.12 trên cho thấy học viên nhìn chung đều hài lòng về khóa học. Hơn 65% học viên hài lòng về địa điểm và thời điểm tổ chức lớp học. Điều này dễ nhận thấy địa điểm các lớp học lý thuyết được tổ chức tại nhà văn hóa của các xã, thị trấn và thời gian tổ chức được các cơ sở đào tạo sắp xếp hợp lý, tránh thời vụ của bà con để mọi người có thể tham gia khóa học.
Về chương trình, thời gian đào tạo đa phần học viên được hỏi hài lòng về thời gian, nội dung chương trình đào tạo, các chương trình đã bám sát thực tiễn sản xuất của người lao động. Hầu hết đều hài lòng về nội dung, thời lượng của mỗi môn học, tỷ lệ kiến thức giữa lý thuyết và thực hành phù hợp trình độ nhận thức của người học.
Về hoạt động giảng dạy của giáo viên, trên 90% học viên đánh giá giáo viên giảng dạy người học hiểu bài, người học có thể tiếp thu được kiến thức môn học ngay ở trên lớp. Điều này phản ánh việc lựa chọn phương pháp giảng dạy của giáo viên là hợp lý, đúng đối tượng.
Về tài liệu học tập thì có 44% học viên cho rằng là đầy đủ và 56% học viên cho rằng chưa đầy đủ. Ngay từ đầu khóa học 100% học viên đã được phát đầy đủ văn phòng phẩm, tài liệu bài giảng các môn học, tuy nhiên trong thời gian đầu có sự biến động về sĩ số học viên nên một số học viên bổ sung vào sau chưa nhận được ngay tài liệu học tập. Hơn nữa các tài liệu bài giảng là các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức và thực
hiện quy trình sản xuất cho nông dân lại mang tính hàn lâm nên với trình độ hiện có người nông dân rất khó nghiên cứu nội dung và hiểu những thuật ngữ mang tính chuyên môn cao phần nào ảnh hưởng tới chất lượng học tập.
Bên cạnh đó một số nông dân cho rằng chất lượng ĐTN cho LĐNT của tỉnh trong thời gian qua chưa đáp ứng nguyện vọng là vì tài liệu học tập, phương tiện phục vụ cho ĐTN còn thiếu thốn, chương trình học còn nặng về lý thuyết, thời lượng thực hành còn ít, giáo viên còn thiếu sự trải nghiệm thực tế. Vấn đề ĐTN so với nhu cầu thực tiễn của xã hội chưa đáp ứng tốt vì người học còn thiếu kỹ năng thực hành, chưa thích ứng được với công việc. Hơn nữa trong quá trình đào tạo còn thiếu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chuyên môn, vì vậy trình độ chuyên môn nghề nghiệp, năng lực thích ứng với thị trường lao động và năng lực phát triển nghề nghiệp của học viên phần nào còn chưa thật phù hợp với mục tiêu đào tạo đã đặt ra.