2.4 Phân tích đánh giá chung về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân
Trong những năm qua, theo đánh giá chung của Ban chỉ đạo tỉnh, công tác đào tạo nghề theo quyết định 1956 đã có những kết quả tích cực, góp phần vào công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm chung trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đáng chú ý là hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với LĐNT, thời gian qua, các ngành chuyên môn đã chủ động phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho LĐNT. Về cơ bản, LĐNT trên địa bàn tỉnh nhận thức và biết được các cơ sở dạy nghề của tỉnh; ngành nghề, thời gian, trình độ đào tạo; chế độ chính sách học nghề theo Đề
án.
Tuy đã đạt được những thành tích đáng kể trong công tác thực hiện sau 9 năm triển khai. Nhưng nhìn lại, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở
tỉnh Lạng Sơn vẫn còn tồn tại một số các hạn chế, mà ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công tác trong thời gian qua. Đó là:
- Ý thức đối với học nghề của học viên còn chưa cao, tình trạng đi học không đầy đủ vẫn thường xuyên diễn ra. Nhiều người ở khu vực nông thôn vẫn chưa nhận thức được lợi ích của học nghề, nên chưa có tinh thần tự giác trong học tập. Nguyên nhân do
người lao động chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của đào tạo nghề, nên chưa mặn mà và dành sự tập trung cho đào tạo nghề. Hơn nữa, đa số người lao động chưa vượt qua những khó khăn xuất phát từ chính bản thân những người học nghề như: điều kiện giao thông khó khăn, thu nhập thấp…để tham gia học nghề.
Bên cạnh đó, hầu hết lao động tham gia học nghề đều có tâm lý lo ngại sau khi học nghề không tìm được việc làmđã làm hạn chế đáng kể sự nỗ lực của bản thân và ảnh hưởng đến tâm lý chung của những người có dự định học nghề. Hơn nữa, tư tưởng ăn xổi làm thuê không cần học nghề đã cản trở không ít lao động nông thôn không muốn tham gia học nghề vì sợ lãng phí thời gian.
- Việc tuyên truyền, nâng cao nhận đến từng người dân về vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với sự phát triển của xã hội chưa thực sự hiệu quả.
Nguyên nhân không nhỏ từ những trở ngại về trình độ học vấn cũng như tuổi tác đã
ảnh hưởng đến việc học nghề của người lao động nông thôn. Thêm vào đó, sự phối hợp giữa người dân và cơ sở đào tạo cũng như cơ quan quản lý nhà nước là chưa có. Người cán bộ công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước, và các cơ sở dạy nghề, làm việc nhiều khi còn mang tính đối phó, chưa thực sự nhiệt tình và tận tụy đối với người dân. Chính vì vậy, người dân chưa có được cái nhìn đúng đắn về đề án 1956 nói riêng, cũng như chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung.Đối với lao động nông thôn, đa phần là dân trí chưa cao, khả năng nhận thức của họ đối với học nghề là còn thiếu, vì thế, việc tuyên truyền, tư vấn của cán bộ đối với người dân là vô cùng quan trọng. Nếu người dân họ nhận thức được quá trình đào tạo nghề có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống của họ, thu nhập của họ, thì công tác nâng cao chất lượng đào tạo nghề sẽ dễ dàng hơn nhiều.
- Mạng lưới các cơ sở đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề còn yếu và phân bổ chưa hợp lí, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu đào tạo. Nguyên nhân: tài
liệu học tập, cơ sở vật chất chưa được quan tâm đúng mức, nhiều nơi còn thiếu thốn, không đảm bảo chất lượng. Số lượng giảng viên dạy nghề còn đang rất thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề theo đề án 1956. Chương trình dạy nghề chưa có sự thống nhất, không có một tiêu chuẩn để đánh giá chung. Số nghề được tỉnh cấp kinh phí xây dựng chương trình đào tạo chung còn ít. Ngoài các nghề được tỉnh cấp kinh phí để xây dựng chương trình chung ra, các nghề khác đều sử dụng chương trình của
các cơ sở dạy nghề.
- Việc phân luồng lao động theo nhu cầu học nghề, mở rộng hình thức và ngành nghề đào tạo, đổi mới nội dung đào tạo phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của của địa phương. Nguyên nhân: chưa tích cực rà soát, tìm hiểu nhu cầu đối tượng, lứa tuổi có nhu cầu học nghề, đồng thời chưa nắm bắt rõ nhu cầu tuyển dụng lao động của DN trên địa bàn và các tỉnh lân cận để có chiến lược phát triển các hình thức và ngành nghề đào tạo đáp ứng được nhu cầu.
- Chưa phát triển, đổi mới chương trình đào tạo, trình độ của lao động nước ta nói chung và lao động nông thôn nói riêng còn thấp. Nguyên nhân do công tác đào tạo nghề cho người lao động còn chưa gắn chặt với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, người lao động nông thôn không chỉ được trang bị kiến thức về nghề nghiệp mà còn cần được trang bị kiến thức về thị trường, tiến bộ khoa học kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, hội nhập quốc tế... Ngoài ra, nội dung chương trình đào tạo nghề cũng cần được thường xuyên cập nhật, đổi mới, giúp cho người học nắm bắt được nhu cầu và xu hướng phát triển của xã hội, của ngành nghề và của địa phương.
- Công tác quản lý, giám sát quá trình đào tạo và sau đào tạo còn yếu, chưa phát huy tác dụng. không kiểm soát được chất lượng đào tạo. Nguyên nhân do hoạt động của Ban chỉ đạo 1956 một số huyện chưa thường xuyên, với đội ngũ cán bộ chuyên trách hiện nay, không thể đi kiểm tra hết được chất lượng đào tạo. Sự phối hợp giữa các cấp, phòng, ban, tổ chức chính trị - Xã hội trong công tác triển khai thực hiện chưa chặt chẽ. Quan trọng nhất là chưa có khâu đánh giá năng lực của người học nghề sau khi đào tạo, mức độ đáp ứng của họ đối với yêu cầu công việc tại các doanh nghiệp họ được nhận vào để có hướng chỉnh đốn.
- Công tác giải quyết việc làm sau đào tạo cũng có những thành tích đáng kể, tuy nhiên, số lượng lao động tìm được việc làm một cách ổn đinh, là vào làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn còn thấp. Tỉ lệ lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn để tạo việc làm chưa được cao: 5,9%; Nguyên nhân do nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng còn chậm phát triển, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm nên chưa tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Đồng thời quá trình đô thị hóa đang diễn ra ngày càng nhanh chóng nên ở nhiều vùng nông thôn nước ta, nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp; trong khi đó, trình độ của lao động nông nghiệp còn hạn chế. Hơn nữa, công tác đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn được triển khai còn chậm. Điều làm cản trở đến việc tạo việc làm cho lao động nông thôn nước ta thời gian qua.
Ngoài ra tỉnh Lạng Sơn có lực lượng lao động ngày càng gia tăng, tuy nhiên, việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa linh hoạt, chưa phù hợp với đặc điểm
của lao động nông thôn, cụ thể:
+ Mạng lưới các cơ sở đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề còn yếu và phân bổ chưa hợp lí, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu đào tạo. Việc ký kết các hợp đồng đào tạo thiếu tính chủ động và linh hoạt trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.
+ Đội ngũ giáo viên ký kết các hợp đồng giảng dạy vừa thiếu, vừa yếu: chưa huy động được đội ngũ chuyên gia nông nghiệp, nghệ nhân và các hội nghề nghiệp tham gia quá trình đào tạo.
Ngoài ra, công tác huy động nguồn lực tài chính cho dạy nghề chưa hiệu quả. Chi phí đầu tư, hỗ trợ theo đề án còn thấp. Do vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Một số cán bộ làm việc còn chưa tự giác, tình trạng tiêu cực vẫn còn xảy ra. Vấn đề này là một vấn đề nan giải để có thể tìm được biện pháp khắc phục.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Những năm qua, công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Công tác dạy nghề được quan tâm, trú trọng, tạo mọi điều kiện cho lao động nông thôn được học nghề. Công tác tuyên truyền từ tỉnh đến các cơ sở địa phương đạt hiệu quả, tuyên truyền đến đông đảo người lao động nông thôn về các chính sách cho người học nghề. Công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người dân được quan tâm. Công tác kiểm tra, giám sát được trú trọng. Các lớp đào tạo nghề theo mô hình đã tạo sự chuyển biến mạnh trong nhận thức của lao động nông
thôn đối với hoạt động dạy nghề, các lớp học được các giáo viên đầu ngành về chăn nuôi, trồng trọt, có kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu và đáp ứng được toàn bộ những vướng mắc của học viên. Đồng thời việc dạy nghề theo mô hình đã kết hợp tốt giữa việc học lý thuyết và thực hành tay nghề tại chỗ, đặc biệt vật tư thực hành được đầu tư, trang bị đầy đủ, đảm bảo việc thực hành thành thạo các kỹ năng cho từng học viên của lớp học, qua đó tạo sự hấp dẫn thu hút các học viên tham gia lớp học. Từ đó các học
viên nắm chắc và vững những kiến thức, kỹ năng nghề vận dụng ngay trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi của hộ gia đình và đã thu được những kết quả nhất định và nhiều hộ gia đình có nguyện vọng và đang thực hiện việc mở rộng quy mô, diện tích nuôi trồng tại hộ. Để công tác đào nghề cho LĐNT được nâng cao, hoàn thiện, tỉnh Lạng Sơn cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động, huy động sự tham gia, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đoàn thể ; đẩy mạnh phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm nghề và Kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên các cơ sở dạy nghề và bộ quản lý dạy nghề trên địa bàn tỉnh; Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án tại các huyện trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra định kỳ và đột xuất các cơ sở đào tạo nghề về việc đào tạo và thực hiện các chính sách trong đào tạo...
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THEO ĐỀ ÁN 1956 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN