Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề cho lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 106 - 107)

nông thôn trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn

Những năm qua, việc kiểm tra giám sát hoạt động dạy nghề nói chung, dạy nghề cho lao động nông thôn Tỉnh Lạng Sơn thực hiện khá tốt. Tuy nhiên để có thể Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phát hiện và

chấn chỉnh kịp thời những sai xót trong quá trình thực hiện bảo đảm công tác dạy nghề đạt hiệu quả và nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch, quản lý triển khai thực hiện Đề

án thì cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn. Công tác kiểm tra, giám sát cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Xây dựng tiêu chí kiểm tra, giám sát, đánh giá Đề án.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án ở các cấp hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ.

- Báo cáo, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung Đề án; tình hình quản lý và sử dụng ngân sách của Đề án ở Thành phố và các huyện để phân bổ hợp lý.

- Đặc biệt, kiểmtra giám sát về các đối tượng hưởng thụ lợi ích của đề án, trong đó chú ý đến lợi ích của cán bộ, giáo viên và lợi ích của người học.

Đối với công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề, cần nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực quản lý đối với đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo nghề các cấp, nhằm từng bước nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước các cơ sở dạy nghề trong giai đoạn mới; tăng cường quản lý nhà nước các cấp đối với đào tạo nghề và có kế hoạch thường xuyên thanh tra, kiểm tra các cơ sở có hoạt động đàotạo nghề trên địa bàn. Bố trí các cán bộ chuyên trách công tác đào tạo nghề tại các cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 106 - 107)