theo Đề án 1956
2.3.1 Nhu cầu đào tạo nghề
Nhu cầu của con người và xã hội là một hệ thống đa dạng, phức tạp, xuất phát từ những đòi hỏi tất yếu, khách quan được con người phản ánh trong những điều kiện cụ thể và thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. Tỉnh Lạng Sơn đang trong giai đoạn đổi mới, vì vậy mọi nỗ lực của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương đang tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, do đó nhiều CSSX, DN có xu hướng gia tăng nhanh chóng, điều này cũng đồng nghĩa với việc đòi hỏi một đội ngũ lao động tương đối lớn.
Nhưng một vấn đề bất cập của nền kinh tế thị trường đang diễn ra là: nhu cầu về lao động, nhất là lao động có trình độ và tay nghề rất lớn song lực lượng lao động tuy đông nhưng trình độ, tay nghề chưa cao, chưa đáp ứng được với những yêu cầu khắt khe của “kinh tế thị trường - hàng hóa”. Để trả lời câu hỏi này, cần thiết phải tiến hành
tạo, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nguyện vọng học nghề của người dân và yêu cầu phát triển một cách khách quan của kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, trong những năm qua tỉnh Lạng Sơn chưa có cuộc điều tra, khảo sát đánh giá nhu cầu ĐTN cho nông dân của các cơ quan quản lý hay của các cơ sở ĐTN dẫn đến ĐTN cho LĐNT mang nặng tính hình thức, một số người dân chưa quan tâm đến việc chọn cho mình một nghề để học.
Để có thêm căn cứ cho kết quả điều tra, phân tích, đề tài tiến hành thăm dò lấy ý kiến về nhu cầu ĐTN của người lao động đang làm việc tại DN, cơ sở SXKD. Kết quả điều tra thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.13. Nhu cầu đào tạo của các ngành nghề
TT Ngành nghề đào tạo Số lượng học viên % ngành ĐT
Số lượng mẫu điều tra 200 100
1 Chăn nuôi 27 13,5
2 Trồng cây ăn quả 16 8
3 Nuôi trồng thủy sản 5 2,5
4 Điện dân dụng 57 28,5
5 May công nghiệp 49 24.5
6 Tin học văn phòng 38 19
7 Nấu ăn 8 4
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)
Có thể thấy rõ xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của người lao động đa số muốn học các nghề thuộc nhóm phi nông nghiệp như: may công nghiệp, điện dân dụng (đạt trên 50%), trong khi nhóm ngành nông nghiệp ít nhận được sự quan tâm của người lao
động chỉ có nghề chăn nuôi chiếm tỷ lệ 13,5%. Các nghề thuộc ngành phi nông nghiệp là các nghề tạo ra giá trị gia tăng cao trong kinh tế của tỉnh và là những nghề thu hút nhân lực nhất trong các nhóm ngành kinh tế. Hiện tỉnh có nhiều dự án có quy mô lớn, trình độ công nghệ tiên tiến đi vào hoạt động (trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) làm tăng năng lực và quy mô của một số ngành sản xuất mũi nhọn. Với nhiều mức thu nhập khác nhau tùy thuộc vào trình độ chuyên môn
kỹ thuật, tay nghề, sức khỏe, kinh nghiệm làm việc…đây là nguồn thu hút chủ yếu lao động sau tốt nghiệp phổ thông, mới được đào tạo từ các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề trên địa bàn toàn tỉnh.
2.3.2 Kết quả đào tạo nghề
Sau quá trình 9 năm triển khai chương trình, hoạt động ĐTN được đẩy mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạo cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của nhân dân. Cơ chế ĐTN của tỉnh trong mấy năm qua đã cởi mở, tạo điều kiện cho NLĐ được học nghề, nhất là ở những địa bàn khó khăn, phải thu hồi đất. Xác định rõĐTN và giải quyết việc làm cho nông dân là vấn đề trọng tâm, bức xúc nên tỉnh đã triển khai nhiều chính sách, giải pháp để đẩy mạnh hoạt động ĐTN và tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới, hỗ trợ và khuyến khích người lao động, đặc biệt là người nông dân tích cực tham gia học nghề, tự tạo việc làm.
Số lượng ĐTN may công nghiệp, điện dân dụng có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong 2016 mở 30 lớp cho 710 học viên theo học. Năm 2016, do nhu cầu học nghề thực tế của người lao động trên địa bàn nên đã mở thêm các lớp may công nghiệp, điện dân dụng, vì xuất phát từ chính nhu cầu thực tế của thị trường đang có nhu cầu rất lớn về 2 nghề này.
Bảng 2.14. Kết quả đào tạo nghề tại tỉnh Lạng Sơn qua 3 năm 2014-2016
TT Nghề đào tạo Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số lớp Số HV Số lớp Số HV Số lớp Số HV
1 Chăn nuôi 12 220 14 270 17 340
2 Trồng cây ăn quả 10 150 10 150 12 220
3 Điện dân dụng 13 240 14 300 15 355
4 May công nghiệp 10 200 13 240 15 355
5 Tin học văn phòng 9 160 11 260 14 310
6 Nấu ăn 11 230 9 180 10 200
Tổng số 65 1200 71 1400 83 1780
(Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2016)
Bên cạnh việc đào tạo do các cơ sở ĐTN tiến hành, các tổ chức đoàn thể của tỉnh cũng tích cực vào cuộc tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động như
Hội Nông dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng điều phối nông thôn mới…Thực hiện phương châm dạy nghề cho người lao động là trách nhiệm của hệ thống chính trị của toàn tỉnh.
Trong năm 2014 các cơ sở dạy nghề của tỉnh đã tổ chức được 65 lớp, đến năm 2015 các cơ sở dạy nghề của tỉnh đã tổ chức được 71 lớp (tăng 9,2%), số lượng học viên được đào tạo nghề từ 1200, qua 1 năm đạt được 1400 học viên (số lượng học viên năm 2015 cao hơn năm 2014 là 200 người (tăng 16,6%). Đến năm 2016 đã mở được 83 lớp với 1780 học viên. Qua 3 năm, lớp đào tạo nghề tăng gần 27%; số lượng học viên năm 2016 cao hơn năm 2014 là 580 (tăng 48%). Đây là kết quả đang ghi nhận sự nỗ lực của địa phương trong công tác đào nghề.
Ngoài ra lao động nông thôn tham gia học nghề được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản theo từng ngành nghề được đào tạo, được trực tiếp tham gia vào quá trình thực hành, thực tế vận dụng vào phát triển sản xuất tại gia đình, được tư vấn nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm do vậy có trên 70 % học viên có việc làm và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất kinh doanh tại địa phương, gia đình, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm, phối hợp với các tổ chức đoàn thể để thực hiện tốt công tác tuyển sinh, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Các lớp đào tạo nghề theo mô hình đã tạo sự chuyển biến mạnh trong nhận thức của lao động nông thôn đối với hoạt động dạy nghề, các lớp học được các giáo viên đầu ngành về chăn nuôi, trồng trọt, có kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu và đáp ứng được toàn bộ những vướng mắc của học viên. Đồng thời việc dạy nghề theo mô hình đã kết hợp tốt giữa việc học lý thuyết và thực hành tay nghề tại chỗ, đặc biệt vật tư thực hành được đầu tư, trang bị đầy đủ, đảm bảo việc thực hành thành thạo các kỹ năng cho từng học viên của lớp học, qua đó tạo sự hấp dẫn thu hút các học viên tham gia lớp học. Từ đó các học viên nắm chắc và vững những kiến thức, kỹ năng nghề vận dụng ngay trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi của hộ gia đình và đã thu được những kết quả
nhất định và nhiều hộ gia đình có nguyện vọng và đang thực hiện việc mở rộng quy mô, diện tích nuôi trồng tại hộ.