Tạo việc làm mới và giải quyết việc làm thêm cho người lao động nông thôn chính là phương pháp thể hiện rõ nhất hiệu quả của đề án 1956. Cho đến hiện tại, trong quy trình thực hiện đề án, các cơ sở đào tạo vẫn có trách nhiệm phải bố trí việc làm cho học viên sau quá trình đào tạo nghề. Vì vậy, phải tăng cường trách nhiệm này bằng cách thắt chặt khâu cuối cùng của quy trình đào tạo.
Thứ nhất, tạo việc làm cho lao động ngay tại địa phương bằng cách khuyến khích, hướng nghiệp cho lao động đi vào các ngành nghề nông, lâm nghiệp và tại các làng nghề truyền thống thì việc giải quyết việc làm cho lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ là một giải pháp quan trọng và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế
Thứ hai, nhân rộng mô hình tiên tiến về đào tạo nghề và giải quyết việc làm: đào tạo nghề ngắn hạn, đào tạo định hướng xuất khẩu lao động, đào tạo tại các trung tâm học tập cộng đồng, đào tạo tại các DN, cơ sở sản xuất trên địa bàn.
Thứ ba, trong thời gian tới cần có chính sách thu hút, mở mang các ngành dịch vụ, cung ứng lao động, góp phần đưa lao động có tay nghề, đã được dạy nghề tiếp cận gần hơn với các yêu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Khuyến khích lao động nông thôn học nghề để tìm việc làm tại các doanh nghiệp; đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện cam kết tuyển dụng lao động vào làm việc vì đây là phương án bố trí việc làmmang tính ổn định cao nhất dành cho người lao động nông thôn.
Đặc biệt, lao động thanh niên là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Do đó, giải quyết được tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên; nâng cao thu nhập cho thanh niên đặc biệt là thanh niên nông thôn là một việc hết sức cần thiết và là một giải pháp trong công tác giảm nghèo của tỉnh cũng như công tác chuyển dịch cơ cấu LĐNT sang các ngành nghề khác. Ngoài các giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên ngay tại địa phương bằng cách khuyến khích, hướng nghiệp cho thanh niên đi vào các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp thì việc giải quyết việc làm cho lao động thanh niên trong khu vực công nghiệp, dịch vụ là một giải pháp quan trọng và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của tỉnh.
Ngoài ra cần mở rộng tiếp nhận các công ty về tuyển lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài; Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện ưu tiên cho vay vốn đối với những người đi xuất khẩu lao động.
Giải quyết được việc làm cho người lao động sau khi đào tạo là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong thời gian tới của huyện. Công tác đào tạo nghề gắn liền với giải quyết việc làm sẽ là động lực thúc đẩy người lao động có nhu cầu học nghề cao hơn, họ có thể yên tâm học tập, phát huy hết khả năng và ý thức, trách nhiệm của bản thân, từ đó chất lượng lao động sẽ được nâng cao; các cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ tận dụng được nguồn nhân lực tại địa phương đảm bảo về số lượng và chất lượng giúp yên tâm sản xuất kinh doanh.
* Một số giải pháp mang tính điều kiện nhằm phát triển hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn Tỉnh Lạng Sơn theo đề án 1956
Ngoài những yếu tố nội tại, cần phải thay đổi từ cấp tỉnhcho đến cá nhân những người học nghề được kể trên, có những giải pháp mang tính điều kiện, cần phải chú ý tới. Đó những bất cập về cơ chế, chính sách đào tạo nghề và liên quan tới đào tạo nghề. Đó là một trong những yếu tố hạn chế việc triển khai thực hiện và hiệu quả công tác đào tạo nghề, do vậy hoàn thiện cơ chế, chính sách là nhóm giải pháp quan trọng không thể không đề cập tới.
Trước hết, cần đổi mới và hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư, huy động nguồn vốn dạy nghề cho lao động nông thôn. Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đã đề xuất các chính sách đối với người học, với người dạy và với các cơ sở dạy nghề khá cụ thể. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần lưu ý thêm:
Một là,cần có chính sách phối hợp cụ thể hơn giữa các tổ chức tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Đặc biệt, cần có sự phối hợp của kinh phí đề án với các nguồn kinh phí khác cũng tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn như: kinh phí của Chương trình quốc gia giảm nghèo, Chương trình 120, các chương trình khuyến nông, lâm, công, kinh phí chuyển đổi nghề khi bị thu hồi đất...
Hai là, cần có sự linh hoạt và thường xuyên theo dõi điều chỉnh các chính sách trong
quá trình triển khai. Bởi vì, những vấn đề về định mức cụ thể bằng tiền sẽ chóng lạc hậu do biến động kinh tế. Một số quy định có tính chất bình quân giữa các địa phương cần có sự điều chỉnh, vì trên thực tế nhu cầu và mức độ cần hỗ trợ đầu tư của các đơn vị này có khác nhau.
Ba là, bên cạnh những chính sách chung của đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, thành phố cần chủ động khai thác những điều kiện thuận lợi riêng có để đẩy nhanh hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn.
Bên cạnh đó, cần phải hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch dạy nghề cho lao động nông
thôn. Đây là giải pháp mang tính tiền đề của hệ thống giải pháp phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn cần căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội; qua đó xây dựng chiến lược
nâng cao chất lượng nguồn lao động. Có như vậy, các quy hoạch và kế hoạch dạy nghề mới có tính khả thi. Hiện tại Tỉnh đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Về thực chất, trong quy hoạch, các vấn đề phát triển nguồn nhân lực đã được đề cập và được xây dựng các chỉ tiêu cùng với các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội khác. Trong tổ chức thực hiện quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực cũng được xây dựng thành một giải pháp để triển khai thực hiện. Đây là cơ sở để hoàn thiện và xây dựng các kế hoạch dạy nghề.
Mặt khác, Chính phủ đã có đề án dạy nghề cho lao động nông thôn với mục tiêu khá cụ thể cho từng giai đoạn. Căn cứ vào các mục tiêu và nội dung của đề án, các địa
phương cần triển khai quy hoạch và kế hoạch dạy nghề cho địa phương mình.
Để quy hoạch dạy nghề cần tiến hành rà soát lại nguồn lao động ở tất cả các xã về số lượng và chất lượng, đặc biệt là ở khối nông, lâm nghiệp. Nắm chắc yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn lao động, yêu cầu của dạy nghề cho lao động nông thôn, thực hiện phân tích đánh giá yêu cầu hiện tại và yêu cầu của tương lai, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo và dạy nghề mới, đào tạo và dạy nghề lại, đào tạo và dạy nghề nâng cao trình độ... Song song với đó, cần hoàn thiện công tác dự báo nhu cầu lao động theo ngành nghề, cấp trình độ trên toàn tỉnh. Tránh tình trạng khảo sát sơ sài như hiện nay. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin, hệ thống giao dịch trên thị trường lao động, đa dạng hóa các kênh giao dịch như: chợ việc làm, ngày hội việc làm…giúp người lao động có cơ hội tiếp cận nhiều hơn các thông tin về nghề và đào tạo nghề, mở rộng sự hiểu biết và học hỏi.
Ngoài ra, cần xây dựng kết hợp các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm
nghèo với kế hoạch đào tạo nghề cũng như quy hoạch định hướng phát triển kinh tế -
xã hội của Tỉnh. Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để xác định ngành nghề đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển; tập trung đầu tư cho các nghề mũi nhọn của từng địa phương.
Hơn nữa, cần hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển đào tạo nghề. Các tổ chức tham gia đào tạo cần nhanh chóng lập dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn với những ngành nghề phù hợp với đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và lao động.
Các cơ quan chức năng cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị, kinh phí cho dạy nghề ở khu vực nông thôn. Thực hiện ưu đãi về cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp trong hoạt động liên kết đào tạo nghề, thu mua nông sản của nông dân.
Trong những năm tới, nên thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề, từng bước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở dạy nghề về đào tạo, phát triển chương trình, tổ chức, nhân sự và tài chính…nhằm đa dạng hóa ngành nghề, loại hình và phương thức đào tạo, tạo sức hút cho công tác đào tạo nghề.
Ngành giáo dục của Tỉnh nên thực hiện phân luồng hướng nghiệp cho học sinh phổ
thông nông thôn ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, gia tăng lực lượng lao động qua đào tạo ở nông thôn.
Trên đây là những giải pháp căn bản tác giả đề xuất thực hiện thông qua việc nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án1956 trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn với mong muốn trong những năm tiếp theo, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Tỉnh Lạng Sơn được hoàn thiện và triển khai hiệu quả hơn, góp phẩn giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập và đời sống, tiến tới giảm nghèo cho
quê hương. Những giải pháp trên đây không tránh khỏi những thiếu sót, do vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành nhất để bổ sung hoàn thiện hơn nữa tính đầy đủ và thiết thực các giải pháp này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được các cấp chính quyền tỉnh Lạng Sơn quan tâm và đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên chất lượng ĐTN cho LĐNT đang bị chi phối bởi các yếu tố: chính sách của Nhà nước đối học nghề; cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình đào tạo; chất lượng giáo viên giảng dạy; nhận thức của LĐNT về đào tạo nghề…mặc dù những năm qua, lãnh đạo địa phương đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập và cần sớm được giải quyết.
Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn, những khó khăn, thuận lợi trong công tác ĐTN cho LĐNT theo đề án 1956. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác ĐTN cho LĐNT theo đề án 1956 trên địa bàn
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận
Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn là vấn đề cấp bách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm ổn định lâu dài, là điều kiện để thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Từ đó tác giả có kết luận như sau:
- Những nghiên cứu của Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của Tỉnh Lạng Sơn.
- Luận văn đã đánh giá được thực trạng chất lượng, vai trò của nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đặc biệt là nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn là vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Lạng Sơn. Đồng thời đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn những năm tiếp theo.
- Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 của Tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên cũng còn rất nhiều tồn tại, yếu kém cần sớm giải quyết như: trong quá trình triển khai công tác nghề cho LĐNT vẫn còn xảy ra tình trạng nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người học, chưa gắn chặt với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu sử dụng lao động của DN, chất lượng nguồn nhân lực chưa theo kịp yêu cầu của sự phát triển công nghiệp; tính kỷ luật, chuyên nghiệp của người lao động chưa cao. Chính sách của Nhà nước đối LĐNT học nghề còn ít; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề còn thiếu và chưa đảm bảo chất lượng..
4.2. Kiến nghị
* Đối với Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương:
Nhà nước cần quan tâm tăng cường kinh phí đảm bảo các điều kiện vật chất cho các cơ sở dạy nghề, tăng cường quy mô, ngành nghề và chất lượng đào tạo, đa dạng hóa hình thức, nội dung đào tạo dài hạn, ngắn hạn, truyền nghề tại gia đình, tại các cơ sở sản
xuất, đào tạo lại, đào tạo tại chỗ, lưu động, chú trọng những ngành nghề mũi nhọn của địa phương, ĐTN phục vụ xuất khẩu lao động.
Cần quan tâm, có chính sách khuyến khích kịp thời đối với việc thành lập các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, các chính sách thích hợp như cấp đất, miễn giảm thuế để phát triển các trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề dân lập, tư thục và đưa các cơ sở này vào hệ thống đào tạo chuẩn để góp phần tăng nhanh lực lượng lao động kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
* Đối với các cơ sở dạy nghề:
Cần chủ động trong việc xác định đúng mục tiêu đào tạo của mình, thông qua việc tìm hiểu, dự báo thị trường lao động và nhu cầu của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Cần đầu tư và đẩy mạnh công tác cải tiến, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo và tăng cường trang bị những phương tiện giảng dạy hiện đại, hệ thống phòng thực hành và cơ sở thực tập; tăng cường đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng.
* Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh:
Cần chủ động tiếp cận với các cơ sở đào tạo nghề để kết hợp mở các khóa ĐTN theo nhu cầu của đơn vị. Như vậy sẽ tuyển được lao động một cách thuận lợi cũng như giảm chi phí trong khâu đào tạo lại sau khi tuyển dụng. Đồng thời để giảm bớt gánh nặng chi phí trong công tác đào tạo, Nhà nước cần tạo một môi trường cũng như thói quen và cách suy nghĩ sao cho mỗi lao động, mỗi cơ sở ĐTN phải có nhận thức đúng đắn hơn trong việc học nghề cũng như dạy nghề.
* Đối với lao động học nghề:
Cần nhận thức đúng đắn về học nghề, lựa chọn cho mình những ngành, nghề phù hợp với trình độ và nhận thức; phải tìm hiểu nhu cầu đầu ra của ngành học. Bên cạnh đó lao động cần tìm hiểu thêm về thị trường lao động cả trong và ngoài nước để khi học xong có thể tìm được việc làm phù hợp.
Nhà nước cần nghiên cứu, ban hành chính sách khuyến khích người lao động học