Thực trạng tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 55)

2.2 Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956

2.2.1 Thực trạng tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông

phần quảng bá hình ảnh về mảnh đất, con người Lạng Sơn. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng. Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội khác cũng đạt được những kết quả nhất định. An ninh, quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đây là những yếu tố tích cực giúp cho môi trường đầu tư của Lạng Sơn trở lên hấp dẫn và an toàn hơn.

2.2 Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956

2.2.1 Thực trạng tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn thôn

Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và tạo việc làm đối với người lao động là hoạt động đầu tiên trong các hoạt động theo Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 02/6/2010

của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày

27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày

20/01/2011 UBND tỉnh Lạng Sơn về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020”. Đây là một hoạt động rất quan trọng đối với

việc triển khai thành công các chính sách của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông

thôn.

Mục đích, yêu cầu của hoạt động tuyên truyền được thực hiện đồng bộ, thường xuyên, liên tục trên địa bàn tỉnh cho các đối tượng học nghề của Đề án, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận, chia sẻ thông tin, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người lao động, chủ động lựa chọn học nghề vàtự tạo việc làm.

Việc tuyên truyền được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở tỉnh, huyện/ thành phố, xã/phường/thị trấn, các ấn phẩm tuyên truyền thông qua sinh hoạt khu phố/thôn/bản, sinh hoạt chi đoàn, chi hội về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của tỉnh về ĐTN cho người lao động nhằm giúp cho lao động nông thôn tích cực tham gia học nghề để nâng cao kiến thức, tay nghề trong phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ có hiệu quả.

Tuy nhiên hoạt động tuyên truyền trong thời gian qua vẫn còn có những hạn chế là:

các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền phát hành chưa kịp thời, tần suất chưa cao, nội dung chưa phong phú; công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho người lao động có nơi còn mang tính hình thức, chiếu lệ, người tham gia công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề chưa chuyên nghiệp.

Đề tài tiến hành thăm dò ý kiến của các học viên đang học tại các trung tâm dạy nghề của các huyện, thành phố và 01 số hiện đang làm việc tại các công ty, cơ sở sản xuất

về công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm đối với người lao động và nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp của người lao động. Thông qua việc điều tra sẽ giúp cho người lao động hiểu được muốn có việc làm, muốn lập thân, lập nghiệp thì phải học nghề, đây làcon đường duy nhất để mọi người tiến thân làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Bảng 2.4. Ý kiến của các học viên về hoạtđộng tuyên truyền ĐTN tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh

TT Nội dung

Học viên học tại các Trung tâm dạy nghề và đang làm việc tại các công ty, cơ sở

Số lượng %

Số lượng mẫu điều tra 200 100

1 Hình thức tuyên truyền - Rất đa dạng 46 23 - Đa dạng 72 36 - Chưa đa dạng 82 41 2

Về nội dung tuyên truyền

- Rất đa dạng 54 27 - Đa dạng 94 47 - Chưa đadạng 52 26 3 Về mức độ thường xuyên - Rất thường xuyên 40 20 - Thường xuyên 72 36

- Không thường xuyên 88 44

4

Lý do chọn học nghề

- Do được tư vấn trước khi học nghề 55 27,5

- Do tìm hiểu qua các phương tiện thông tin 34 17

- Xuất phát từ nhu cầu của bản thân 82 41

- Do bố mẹ yêu cầu học nghề 22 10,5

- Do bạn bè cung cấp thông tin 7 3,5

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Từ bảng trên ta thấy, về hình thức tuyên truyền chưa được đa dạng (chiếm 41%) với mức độ không thường xuyên(chiếm 44%). Lý do chọn học nghề xuất phát từ nhu cầu của bản thân chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 41%).

Qua các ý kiến đánh giá trên cho thấy hoạt động tuyên truyền cần phải phổ biến thường xuyên hơn nữa và nội dung cần đa dạng và phong phú để người lao động hiểu được vị trí, vai trò của đào tạo nghề. Lý do mà người lao động quyết định học nghề do

nhiều thông tin khác nhau, đây là những ý kiến rất bổ ích, giúp các cơ sở dạy nghề có cái nhìn đúng đắn hơn về công tác tuyên truyền, hiểu rõ nguyện vọng học nghề của các học viên. Từ việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện ĐTN trên địa bàn tỉnh, nhận thức của các cấp, các ngành trong toàn tỉnh được nâng lên, các cơ sở dạy nghề, đơn vị chức năng căn cứ vào tình hình hình thực tiễn để triển khai xây dựng Kế hoạch dạy nghề, rà soát bổ sung và có giải pháp điều chỉnh quy mô cơ cấu, trình độ đào tạo phù hợp với các đối tượng học nghề, không áp dụng một cách máy móc mà phải coi ĐTN là nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu của các cấp, các ngành và nhân dân trong toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)