Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 40 - 47)

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nông thôn tỉnh Lạng Sơn

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn

(Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Lạng Sơn, 2016)

2.1.1.1 Vị trí địa lý - kinh tế

Lạng Sơn là một tỉnh nằm ở Đông Bắc nước Việt Nam, Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông Bắc giáp biên giới với Quảng Tây (Trung Quốc), phía Đông Nam giáp tỉnh

Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn. Trung tâm kinh tế hành chính của tỉnh là thành phố Lạng Sơn, cách Hà Nội 154 km, cách Cửa khẩu Quốc tế (đường sắt) ga Đồng Đăng 15km và cửa khẩu Quốc tế (đường bộ) Hữu Nghị 16 km, cách cảng biển Mũi Chùa - Quảng

Ninh 114 km, cách Thành phố Hải Phòng250 km, cách Sân bay quốc tế Nội Bài 160

km. Từ cửa khẩu Hữu Nghị đi thành phố Nam Ninh thủ phủ của tỉnh Quảng Tây -

Trung Quốc 220km.

Tỉnh Lạng Sơn có 254km đường biên giới chung với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu chính và 07 cặp chợ biên giới; nằm ở vị trí có các

tuyến đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 31, 279 đi qua, là điểm nút giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh và Thủ đô Hà Nội. Lạng Sơn cũng nằm trên tuyến Quốc lộ 1A thuộc hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, là một trong 02 hành lang kinh tế trong chiến lược “Hai hành lang, một vành đai” nhằm tăng cường lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hoá, du lịch và dịch vụ…cho phát triển kinh tế của cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

2.1.1.2 Khí hậu

Nét đặc trưng của khí hậu Lạng Sơn là Á nhiệt đới, có nền nhiệt không quá cao, tổng nhiệt độ trung bình từ 7.6000 – 7.8000, có Mùa Đông kéo dài khoảng 5 tháng, khí hậu lạnh kèm theo mưa phùn nên độ ẩm thường cao trên 82%. Lượng mưa trung bình ở Lạng Sơn thấp, đạt khoảng 1.400 – 1.450mm/năm, với số ngày mưa là 135 ngày. Khí hậu Lạng Sơn tương đối khắc nghiệt, do nằm trong lòng máng trũng đón gió mùa đông bắc nên mùa đông thường lạnh và khô, ảnh hưởng khá lớn đến cơ cấu mùa vụ và sự sinh trưởng của các loại cây trồng.

2.1.1.3Địa hình

Lạng Sơn có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, độ phân tầng lớn hình thành giữa hai dãy núi chính là dãy núi Mẫu Sơn có đỉnh núi cao 1.541m so với mực nước biển và cánh cung đá vôi Bắc Sơn có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm phíaĐông và phía Tây

tạo ra các vùng đất thấp trung bình giữa hai dãy núi. Đặc điểm địa hình là hạn chế và thách thức lớn của tỉnh trong đầu tư phát triển.

2.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên nước:

Lạng sơn có 3 hệ thống sông chính, đó là: Hệ thống sông Kỳ Cùng, hệ thống sông Thương và hệ thống sông ngắn Quảng Ninh.

Hệ thống các hồ nước: Trên địa bàn tỉnh có trên 270 hồ nước được phân bố đồng đều tại các huyện, thành phố trong tỉnh đã được phân cấp quản lý, các hồ nước chủ yếu là nguồn nước dự trữ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản phục vụ đời sống

nhân dân.

- Đánh giá nguồn nước mặt: Theo số liệu điều tra, tài nguyên nước mặt địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tổng lưu lượng dòng chảy mặt vào khoảng 6,09 tỷ m3/năm.

- Đánh giá nguồn nước ngầm: Lạng Sơn có trữ lượng nước ngầm vào loại thấp so với cả nước. Tổng trữ lượng nước ngầm đạt khoảng 764 triệu m3.

- Chất lượng nguồn nước: Chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm tỉnh Lạng Sơn tương đối tốt theo quy định của TCVN 5942-1995.

* Về tài nguyên đất đai:

Bảng 2.1. Tình hình đất đai của tỉnh Lạng Sơn năm 2016

Đơn vị tính: ha TT Loại đất Diện tích năm Hiện trạng Tổng diện tích tự nhiên 832.378,38 ha 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NN 521.015,18 ha 1.1 Đất lúa ĐL 41.256,31 ha

1.2 Đất sản xuất nông nghiệp SXNN 105.956,12 ha

TT Loại đất

Diện tích năm Hiện trạng

1.4 Đất trồng cây lâu năm TCLN 33.340,24 ha

1.5 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi ĐCN 6.663,60 ha

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 39.466,99 ha

2.1 Đất ở ĐO 5.819,32 ha

2.2 Đất ở tại đô thị OĐT 961,87 ha

2.3 Đất ở tại nông thôn ONT 4.857,45 ha

2.4 Đất chuyên dùng ĐCD 23.328,93 ha

2.5 Đất tôn giáo tín ngưỡng TGTN 33,64 ha

2.6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTNĐ 508,60 ha

2.7 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SSMNCD 9.670,11 ha

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNNK 106,36 ha

3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG ĐCSD 271.896,21 ha

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, năm 2016)

Lạng Sơn có tổng diện tích tự nhiên khoảng 832.378,38 ha, chiếm 2,51% diện tích đất tự nhiên cả nước; Trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 521.015,18 ha, chiếm 62,59% diện tích

+ Đất phi nông nghiệp: Toàn tỉnh có 39.466,99 ha, chiếm 4,74% diện tích đất tự nhiên + Đất chưa sử dụng: hiện toàn tỉnh còn 271.896,21 ha.

* Tài nguyên rừng:

Lạng Sơn có diện tích rừng trên 400 ngàn ha, chiếm gần 50% tổng diệntích tự nhiên toàn tỉnh; trong đó rừng sản xuất khoảng 320 ngàn ha.

- Thực vật: Thảm thực vật Lạng Sơn có 1.012 loài, 143 họ, 5 ngành. Trong đó có 38 loài quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam chiếm 11,50% tổng loài quý hiếm cả nước như: Đinh, Trai, Lát Hoa, Sến Mật, Nghiến, Hoàng Đàn...).

- Động vật: Theo đánh giá mới nhất hệ động vật Lạng Sơn còn 212 loài, trong đó thú có 38 loài, chim có 103 loài, bò sát có 39 loài và ếch nhái có 32 loài; trong đó có 28 loài quý hiếm, đặc hữu gồm: lớp thú có 12 loài, lớp chim có 3 loài, bò sát có 9 loài và ếch nhái 4 loài đã được ghi trong Sách đỏ Việt Nam.

Lạng Sơn có lợi thế và tiềm năng để phát triển nghề rừng, bình quân đất lâm nghiệp của Lạng Sơn đạt khoảng 0,56 ha/người.

* Tài nguyên khoáng sản:

Lạng Sơn có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng về chủng loại nhưng có quy mô vừa và nhỏ. Khoáng sản chủ yếu của tỉnh là đá vôi, bauxit, vàng, than, sét xi măng, sét gạch ngói, chì, kẽm, quặng sắt, angtimon... Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã ghi nhận gần 200 điểm mỏ, bao gồm:

Than nâu: Có 2 mỏ than nâu là Na Dương và mỏ Pò Lỏng có tổng trữ lượng cả 2 mỏ khoảng 98,6 triệu tấn.

Khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Là tiềm năng rất lớn của tỉnh gồm có:

- Đá vôi (làm xi măng, làm đá xây dựng thông thường) phân bố hầu hết trên địa bàn toàn tỉnh nhưng chủ yếu là tại cánh cung đá vôi Bắc Sơn (Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Tràng Định), trữ lượng lên đến hàng tỷ m3

.

- Đất Sét gồm có: Sét xi măng, Sét gạch ngói nằm rải rác tại huyện Cao Lộc, Hữu Lũng, Chi Lăng, Văn Quan, Thành phố Lạng Sơn tổng trữ lượng dự báo khoảng 40 triệu m3

.

- Puzơlan: Có 3 điểm khoáng sản có triển vọng là Tam Danh, Hoàng Đồng và Trà Lầu. Có diện phân bố rộng hàng trăm mét đến km, dài hàng km, bề dày 2 - 3m. Độ hút vôi từ 50 - 216 mg CaO/1g phụ gia. Các điểm quặng có quy mô lớn, trữ lượng hàng trục triệu m3.

Quặng sắt: Có gần 100 điểm mỏ quặng sắt, tuy hàm lượng sắt tương đối cao và tốt nhưng hầu hết các điểm mỏ quặng đều nhỏ với tổng trữ lượng dự báo khoảng 5,0 triệu tấn quặng với hàm lượng Fe: 40-50%, Mn: 5%.

Quặng Bauxit (nhôm): Bauxit có quy mô và giá trị tương đối lớn, gồm 8 mỏ và điểm quặng (quặng bauxit và alit) với tổng trữ lượng đạt khoảng 35 triệu tấn.

Ngoài các loại khoáng sản có trữ lượng tương đối khá và phổ biến nêu trên, trên địa bàn tỉnh còn có một số loại khoáng sản khác ở quy mô nhỏ và nằm rải rác, khó khăn trong việc thăm dò khai thác như: Quặng đồng, Quặng chì kẽm, Quặng Antimon, Quặng vàng, Barit, Photphorit, Dolomit, Thạch Anh...

* Tài nguyên du lịch:

Lạng Sơn với truyền thống văn hoá của các dân tộc Tày, Nùng, Dao đặc sắc; các cảnh

đẹp như Chùa Tiên, Chùa Tam Thanh, Nàng Tô Thịđã đi vào thi ca Xứ Lạng. Các di chỉ khảo cổ học như Mai Pha, Bắc Sơn; các di tích lịch sửnhư Ải Chi Lăng, đường 4,

căn cứđịa cách mạng Bắc Sơn...Các lễ hội độc đáo như Hội Lồng Tồng, Hội làng Hai, Hội Chùa Tiên, Hội Đền Tả Phủ... đang được phục dựng và phát huy.

Lạng Sơn có Khu du lịch Núi Mẫu Sơn ở độ cao trên 1.100 m so với mực nước biển. Lạng Sơn có các cửa khẩu quốc gia, quốc tế là nơi trung chuyển lớn của các điểm, tuyến du lịch trong nước sang Trung Quốc và ngược lại.

Vị trí địa lý - chính trị của Lạng Sơn đối với vùng Đông Bắc và cả nước là ưu thế có lợi hơn hẳn so với các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho Lạng Sơn đẩy mạnh kinh tế thương mại, du lịch và dịch vụ, đồng thời mở mang phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp công nghệ

cao (lắp ráp điện tử), công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp phụ trợ và chế biến đóng gói phục vụ xuất khẩu...

Lạng Sơn có lợi thế và tiềm năng để phát triển nghề rừng, bình quân đất lâm nghiệp của Lạng Sơn trên đầu người cao hơn mức trung bình của cả nước 3,17 lần là điều kiện thuận lợi để phát triển vốn rừng và công nghiệp chế biến lâm sản trong tương lai. Tài

trung du miền núi Bắc Bộ, nhưng Lạng Sơn có nguồn tài nguyên đá vôi rất dồi dào là nguồn nguyên liệu quý báu cho công nghiệp sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát, cho

ngành chế tác đá mỹ nghệ, phục vụ cho xây dựng đường giao thông cầu đường và các

công trình khác.

Đồng thời tỉnh Lạng Sơn có tiềm năng về du lịch phong phú với nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng, với địa danh khá đặc biệt ở nước ta, đồng thời có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc có thể khai thác có hiệu quả phục vụ cho phát triển ngành du lịch.

Tuy nhiên địa hình phân tầng lớn, chia cắt mạnh đặt ra thách thức lớn đối với tỉnh: suất đầu tư hạ tầng lớn, việc quy hoạch bố trí dân cư cũng gặp nhiều khó khăn, việc xây dựng các Khu công nghiệp tập trung, Khu đô thị quy mô lớn, hiện đại gặp nhiều khó khăn; việc mở rông diện tích sản xuất nông nghiệp để tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá theo hướng CNH, HĐH cũng rất khó thực hiện. Bên cạnh đó khí hậu Lạng Sơn tương đối khắc nghiệt, do nằm trong lòng máng trũng đón gió mùa đông bắc nên mùa đông thường lạnh và khô, ảnh hưởng khá lớn đến cơ cấu mùa vụ và sự sinh trưởng của các loại cây trồng, hầu hết diện tích đất nông nghiệp của tỉnh chỉ sản xuất được 1-2 vụ lúa, khó tăng vụ; Diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh tuy lớn nhưng đo đặc điểm đất đai manh mún dẫn đến hệ số sử dụng đất còn ở mức thấp, chủ yếu là đất đồi, đất rừng tạp, nhiều diện tích đất không thể sử dụng được cho sản xuất nông, lâm nghiệp.

Trữ lượng nước của tỉnh thuộc loại trung bình thấp của cả nước, lượng mưa trung bình hàng năm chỉ đạt từ 1.200-1.600 mm/năm và phân bố không đều giữa các vùng trong tỉnh. Hệ thống sông ngòi của tỉnh tuy nhiều nhưng hầu hết đều là những sông suối có lưu vực nhỏ và trung bình, nhiều thác ghềnh, mùa lũ nước dâng rất nhanh nhưng vào mùa khô nước cạn kiệt do đó việc tích nước, điều tiết nguồn nước cho sản xuất rất khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)