Nhu cầu của con người và xã hội là một hệ thống đa dạng, phức tạp, xuất phát từ những đòi hỏi tất yếu, khách quan được con người phản ánh trong những điều kiện cụ thể và thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. Tỉnh Lạng Sơn đang trong giai đoạn đổi mới, vì vậy mọi nỗ lực của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương đang tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, do đó nhiều CSSX, DN có xu hướng gia tăng nhanh chóng, điều này cũng đồng nghĩa với việc đòi hỏi một đội ngũ lao động tương đối lớn.
Nhưng một vấn đề bất cập của nền kinh tế thị trường đang diễn ra là: nhu cầu về lao động, nhất là lao động có trình độ và tay nghề rất lớn song lực lượng lao động tuy đông nhưng trình độ, tay nghề chưa cao, chưa đáp ứng được với những yêu cầu khắt khe của “kinh tế thị trường - hàng hóa”. Để trả lời câu hỏi này, cần thiết phải tiến hành
tạo, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nguyện vọng học nghề của người dân và yêu cầu phát triển một cách khách quan của kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, trong những năm qua tỉnh Lạng Sơn chưa có cuộc điều tra, khảo sát đánh giá nhu cầu ĐTN cho nông dân của các cơ quan quản lý hay của các cơ sở ĐTN dẫn đến ĐTN cho LĐNT mang nặng tính hình thức, một số người dân chưa quan tâm đến việc chọn cho mình một nghề để học.
Để có thêm căn cứ cho kết quả điều tra, phân tích, đề tài tiến hành thăm dò lấy ý kiến về nhu cầu ĐTN của người lao động đang làm việc tại DN, cơ sở SXKD. Kết quả điều tra thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.13. Nhu cầu đào tạo của các ngành nghề
TT Ngành nghề đào tạo Số lượng học viên % ngành ĐT
Số lượng mẫu điều tra 200 100
1 Chăn nuôi 27 13,5
2 Trồng cây ăn quả 16 8
3 Nuôi trồng thủy sản 5 2,5
4 Điện dân dụng 57 28,5
5 May công nghiệp 49 24.5
6 Tin học văn phòng 38 19
7 Nấu ăn 8 4
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)
Có thể thấy rõ xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của người lao động đa số muốn học các nghề thuộc nhóm phi nông nghiệp như: may công nghiệp, điện dân dụng (đạt trên 50%), trong khi nhóm ngành nông nghiệp ít nhận được sự quan tâm của người lao
động chỉ có nghề chăn nuôi chiếm tỷ lệ 13,5%. Các nghề thuộc ngành phi nông nghiệp là các nghề tạo ra giá trị gia tăng cao trong kinh tế của tỉnh và là những nghề thu hút nhân lực nhất trong các nhóm ngành kinh tế. Hiện tỉnh có nhiều dự án có quy mô lớn, trình độ công nghệ tiên tiến đi vào hoạt động (trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) làm tăng năng lực và quy mô của một số ngành sản xuất mũi nhọn. Với nhiều mức thu nhập khác nhau tùy thuộc vào trình độ chuyên môn
kỹ thuật, tay nghề, sức khỏe, kinh nghiệm làm việc…đây là nguồn thu hút chủ yếu lao động sau tốt nghiệp phổ thông, mới được đào tạo từ các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề trên địa bàn toàn tỉnh.