theo Đề án 1956
1.4.1 Các nhân tố khách quan
* Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Điều này đòi hỏi cần phải đào tạo nghề cho người lao động đang hoạt động trong những lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp sang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp – thương mại – dịch vụ…Thực tế cho thấy, khi nền kinh tế nước ta trong thời kỳ khủng hoảng (thập kỷ 80 của thế kỷ XX) nhu cầu công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ cũng giảm theo, đồng thời làm cho hệ thống các trường dạy nghề suy giảm. Tuy nhiên, khi nền kinh tế dần phục hồi thì nhu cầu nhân lực về công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ tăng cả về số lượng, chất lượng, từ đó làm cho công tác đào tạo nghề phát triển theo. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều vấn đề nảy sinh cần có cách nhìn nhận xác định đúng đắn đâu là vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết và nếu giải quyết rốt ráo sẽ mang lại chuỗi giá trị cho xã hội. Đối với Việt Nam, là một nước nằm trong khu vực các quốc gia đang phát triển mạnh, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu ngành kinh tế, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế quốc gia. Do vậy, đào tạo nghề nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng ngành công nghiệp – dịch vụ, giảm dần tỷ trọng trong ngành nông nghiệp là việc làm có ý nghĩa quyết định đến sự
phát triển chung nền kinh tế ở hiện tại và tương lai. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tác động trở lại đối với công tác đào tạo nghề theo hai hướng, một mặt thúc đẩy đào tạo nghề phát triển cũng như thúc đẩy nền kinh tế phát triển nếu như có sự phù hợp
giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và công tác đào tạo nghề, mặt khác sẽ kìm hãm việc đào tạo nghề nếu như không phù hợp hoặc phát triển không tương ứng với nhu cầu thực tế đang đòi hỏi.
* Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế: Để có thể cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, thì chất lượng nguồn lao động phải ngày càng nâng cao. Chính vì vậy, chất lượng đào tạo nghề phải được nâng cao phát triển hơn nữa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong tiến trình phát triển. Toàn cầu hóa – cơ hội và thách thức cho toàn bộ các quốc gia, từ phát triển hay đang phát triển cho đến chưa phát triển. Hội nhập kinh tế toàn cầu là cơ hội lớn về xuất khẩu
lao động nước ngoài, thu hút vốn đầu tư của các nước phát triển, tiếpthu trình độ khoa học – kỹ thuật tiên tiến…Đối với cơ hội xuất khẩu lao động nước ngoài làm việc, là giải pháp cần thiết trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, tạo cơ hội tăng thu nhập cá nhân và tỷ giá hối đoái cho quốc gia. Người lao động có được cơ hội học hỏi nâng cao tay nghề, trình độ hiểu biết, hình thành lối văn hóa ứng xử theo hướng công nghiệp. Sự tiếp thu nhanh chóng văn hóa sẽ đẩy nhanh quá trình hội nhập toàn cầu của người lao động nói riêng và của quốc gia, dân tộc nói chung. Đối với cơ hội thu hút vốn đầu tư của nước ngoài cũng là cách hữu hiệu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh trong nước nhằm thu hút sự đầu tư ngày một tăng. Các tập đoàn xuyên quốc gia luôn hướng tới việc đầu tư cho các nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới, mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Nguồn vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, có rất nhiều loại chẳng hạn như đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp.
1.4.2 Các nhân tố chủ quan
* Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và phát triển dạy nghề:
Trong mỗi giai đoạn, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đúng và phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy công tác đào tạo nghề phát triển, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển kinh tế - xã hội. Trong mấy năm vừa qua do đổi mới cơ chế quản lý, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi và nhân tố mới đa dạng để các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở, các tổ chức xã hội và toàn dân chủ động tạo chỗ làm việc mới, đã giải quyết được một bước yêu cầu về việc làm và đời sống của người lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Kết quả đạt được trong tất cả lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa – xã
hội kể từ sau đổi mới, trước tiên phải nói đến tính đúng đắn trong việc đề ra những chính sách liên quan đến đào tạo nghề cho người lao động của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết số 26/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi là Nghị quyết Tam nông) ra đời ngày 5/8/2008, đã xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Theo đó, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm và triển khai mạnh mẽ trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về "Chương trình hành
động của Chính phủ", trong đó có nêu mục tiêu: "Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm nhằm nâng cao thu nhập một bước cho người nông dân". Cụ thể, ngày
27/11/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1956/QĐ-TTg về phê duyệt đề
án“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án
1956). Đềán nêu rõ quan điểm: "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”.[5] Bên cạnh đó, ngày 31/8/2012 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 1201/2012/QĐ-TTg về phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012- 2015”. Mục tiêu của Chương trình nêu rõ: “ Hỗ trợ phát triển đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng cường xuất khẩu lao động và phát triển thị trường lao động đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế nhất là ở khu vực nông thôn giai đoạn 2012-2015”.[7] Có thể nói, đây là những căn cứ pháp lý quan trọng, đẩy mạnh phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
* Thái độ xã hội nghề và công tác đào tạo nghề: Thái độ xã hội về nghề và công tác đào tạo nghề có ảnh hưởng rất lớn tới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Bởi lẽ, toàn xã hội phải nhận thức đúng đắn ý nghĩa của công tác đào tạo nghề đối với
việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn, góp phần đẩy nhanh tiến trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội toàn diện. Hơn nữa, bản thân người lao động cần nhận thức tầm quan trọng của đào tạo nghề, vừa là cơhội, quyền lợi của bản thân và trách nhiệm đối với xã hội, xác định nhu cầu học nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống…Có thể nói, yếu tố này ảnh hưởng lớn tới cả quy mô và chất lượng đào tạo nghề.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII, Ban chấp hành Trung ương khóa X của Đảng ta đã khẳng định phát triển nông nghiệp,nông thôn và nông dân (tam nông) là cơ sở để ổn định chính trị đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình hành động cụ thể, được nhiều tầng lớp nhân dân, nhất là cư dân nông thôn đồng tình ủng hộ, tích cực đón
nhận. Nhiều chương trình, đề án, chính sách, nhất là các chương trình, đề án, chính sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, trong đó có đào tạo nghề cho nông dân sau khi ban hành đã được triển khai và đi vào cuộc sống. Vì vậy, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hết sức cần thiết, cấp bách.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng trong xã hội xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới ở Việt Nam hiện nay thì vấn đề con người là vấn đề chủ chốt cần được quan tâm hàng đầu. Một trong những
công tác cốt yếu để hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa đó chính là đào tạo nghề cho lao động lao động nông thôn.