3.1 Định hướng phát triển của tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020
3.1.1 Định hướng chung
Quyết tâm thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của tỉnh; đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông dân và nông
thôn, xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí mới. Tỉnh Lạng Sơn đã đặt ra mục tiêu phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp - dịch vụ -
nông nghiệp. Cải thiện một bước quan trọng về các mặt xã hội trên cơ sở nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực, giải quyết tốt lao động việc làm, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, người nghèo; bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, giữ vững và ổn định chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh, định hướng phát triển kinh tế cụ thể:
* Phát triển vùng nguyên liệu nông – lâm sản:
Tiềm năng đất đai của tỉnh Lạng Sơn còn rất lớn. Lạng Sơn có diện tích rừng trên 400 ngàn ha, chiếm gần 50% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; trong đó rừng sản xuất khoảng 320 ngàn ha; đất chưa sử dụng còn 271.896,21 ha chiếm gần 1/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng. Đặc điểm thổ nhưỡng của tỉnh chủ yếu là: Đất feralit nâu đỏ hoặc màu vàng phát triển trên đá vôi hoặc bồn địa phù sa Đây là tiềm năng và cũng là thế mạnh để phát triển lâm nghiệp, phát triển các loại nông sản đặc sản xứ lạnh có giá trị kinh tế cao như: hoa, quả, thảo dược,... Hơn nữa, điều kiện thổ nhưỡng của Lạng Sơn rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng như lúa, ngô, chè, thuốc lá, đậu đỗ, các loại cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và các loại cây lâm sản, cây đặc sản như hồi, cây keo làm nguyên liệu sản xuất giấy. Vì vậy, hướng phát triển của ngành nông – lâm nghiệp Lạng Sơn là khai thác thế mạnh, tiềm năng về kinh tế đồi rừng, tạo thành các vùng sản xuất hàng
hóa tập trung về cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày có thế mạnh, các cây lâm nghiệp cho nguyên liệu giấy. Đến năm 2017, Lạng Sơn đã quy hoạch và xây dựng được một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: vùng hồi Văn Quan, Bình Gia, Cao Lộc, Văn Lãng, tràng Định (khoảng 30.000 ha); vùng na Chi
Lăng, Hữu Lũng (khoảng 1.500 ha); vùng vài thiều ở Hữu Lũng, Chi Lăng (khoảng 5.000 ha), vùng nguyên liệu thuốc lá bắc Sơn (khoảng 1.500 ha), vùng chè Đình Lập (trên 700 ha), 70 ngàn ha thông tập trung chủ yếu ở các huyện Lộc Bình, Đình Lập. *Phát triển công nghiệp:
Nguồn nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những thế mạnh, tạo nền tẳng thúc đẩy công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đó là nguồn đá vôi lớn cho xây dựng vànguyên liệu set cho sản xuất xi măng. Năm 2016 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4.012,6 tỷ đồng, tăng 16,8%. Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu tăng khá so với cùng kỳ, như: Điện sản xuất tăng 8%, điện thương phẩm tăng 7,5%; than sạch tăng 15,6%; xi măng tăng 24,2%; gạch các loại tăng 23,5%; đá các loại tăng 23,2%; ván bóc tăng 29,4%... Với tiềm năng hiện có, sản xuất vật liệu xây dựng đang lf hướng ưu tiến phát triển của ngành công nghiệp Lạng Sơn. Một số cơ sở công nghiệp đã hoạt động ổn định và đống góp tích cực cho công nghiệp của tỉnh như: Xi măng Hồng Phong, chế biến chì thỏi, bột đá mài, ván bóc...; các cơ sở công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chế biến nông, lâm sản cũng đang dần hình thành và phát triển. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp bình quân hằng năm tăng 7,91%.
Sản phẩm nông – lâm nghiệp phong phú, đa dạng là cơ sở cho Lạng Sơn đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm sản. Tiềm năng lớn này đang được gợi mở với nhiều dự án kêu gọi đầu tư như: cơ sở sản xuất tinh dầu hồi, trồng và chế biến chè xuất khẩu, trồng thông và xây dựng nhà máy chế biến nhựa thông... Những dự án này sẽ là điểm đột phá trong phát triển công nghiệp, đồng thời thúc đẩy phát triển sản xuất
nông – lâm nghiệp, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
Về công nghiệp khai khoáng, Lạng Sơn là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng về chủng loại nhưng có quy mô vừa và nhỏ. Khoáng sản chủ yếu của tỉnh là đá vôi, bauxit, vàng, than, sét xi măng, sét gạch ngói, chì, kẽm, quặng sắt, antimon...đây là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú để phát triển công nghiệp khai khoáng. Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã ghi nhận gần 200 điểm mỏ trong đó có 86 điểm mỏ quặng thuộc 19 loại khoáng sản khác nhau. Đáng chú ý là mỏ than Na Dương, huyện Lộc
Bình, trữ lượng 98,7 triệu tấn, đang được khai thác phục vụ cho Nhà máy nhiệt điện Na Dương
*Phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, du lịch, dịch vụ:
Với vị trí, điều kiện thuận lợi, tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng môi trường thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn năm 2016 đạt trên 4.100 triệu USD gấp 1,98 lần năm 2010. Thường xuyên có trên 2.000 doanh nghiệp của cả nước hoạt động xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 5.900 tỷ đồng
Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kinh tế cửa khẩu, hoạt động của khu vực kinh tế cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực.Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn trong 5 năm 2012 - 2016 đạt 43,3 nghìn tỷ đồng (mục
tiêu 43 - 44 nghìn tỷ đồng). Đã thực hiện đầu tư xây dựng 884 dự án, hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều dự án quan trọng khu vực cửa khẩu, thành phố Lạng Sơn. Bắt đầu triển khai thực hiện theo Luật Đầu tư năm 2014, tính đến hết Quý I năm 2016, UBND tỉnh Lạng Sơn đã quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho trên 31 dự án mới với tổng số vốn khoảng 8.240 tỷ đồng; trong đó có một số nhà đầu tư lớn như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Hòa Phát, Tổng công ty bò thịt Việt Nam đã được cấp chủ trương đầu tư vào tỉnh trong các lĩnh vực Trung tâm thương mại, chăn nuôi... Thu hút nguồn vốn ODA được chú trọng, năm 2015 tỉnh đã ký Hiệp định vốn vay từ Quỹ phát triển Ả rập Xê út tài trợ cho 01 dự án đường giao thông với vốn ODA đạt205 tỷ đồng, và đang triển khai dự án Hỗ trợ kỹ thuật hạ tầng Đông Bắc, với tổng vốn giai đoạn thực hiện dự án cho các hợp phần dự án của Lạng Sơn đạt
khoảng 50 triệu USD. Vốn FDI: trong năm tỉnh có thêm 01 dự án FDI, lũy kế hiện có 30 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng số vốn đăng ký 228 triệu USD. Phát triển kinh tế cửa khẩu đã tác động mạnh đến thị trường nội địa. Phát triển Khu kinh tế cửa
khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đã tác động mạnh đến thị trường nội địa, hoạt động du lịch và các dịch vụ khác
Với vị trí gần Hà Nội, giao thông thuận tiện, được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam, thắng cảnh, sản phẩm du lịch phong phú. Lạng Sơn có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch cảnh quan,... Hệ thống kết cấu hạ tầng các khu di lịch, hệ thống khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí từng bước được đầu tư nâng cấp; đội ngũ những người làm du lịch ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Năm 2015, thu hút 2.350 nghìn lượt khách du lịch. Doanh thu du lịch, dịch vụ đạt 835 tỷ đồng.