2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nông thôn tỉnh Lạng Sơn
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.2.1 Kinh tế
Nằm trên dải đất biên giới vùng Đông Bắc, với điều kiện địa lý, tự nhiên và giao thông khá thuận lợi, từ lâu Lạng Sơn đã trở thành điểm hội tụ, giao lưu kinh tế quan trọng ở phía Bắc.
Tổng giá trị sản xuất có xu hướng tăng nhanh năm 2014 đạt 246.620 tỷ đồng năm
2016 đạt 327.910 tỷ đồng; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt được kết quả khả quan. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản có xu hướng giảm thay vào đó là cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ có xu hướng tăng nhanh. Tính đến năm 2016 ngành thương mại-dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của tỉnh(chiếm 36,17%).
Như vậy có thể thấy, tình hình kinh tế đã có những kết quả đáng ghi nhận và từ đó phản ánh mức sống và thu nhập của người dân địa phương ngày càng được cải thiện
Bảng 2.2 Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế của Tỉnh Lạng Sơn 3 năm (2014-2016)
Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 Tốc độ phát triển (%)
15/14 16/15 BQ
1 2 3 4 5 6 7 8
1. Thu ngân sách trên địa bàn Triệu đồng 246.620,0 298.100,0 327.910,0 120,87 110,00 115,44
2. Tổng giá trị sản xuất(Ptt) Tỷ đồng 38.658,4 42.806,5 47.862,1 110,73 111,81 111,27
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản Tỷ đồng 13.656,5 13.211,0 14.796,1 96,74 112,00 104,37
- Công nghiệp xây dựng Tỷ đồng 13.121,9 14.795,0 15.752,0 112,75 106,47 109,61
- Thươngmại, dịch vụ Tỷ đồng 11.880,0 14.800,5 17.314,0 124,58 116,98 120,78
3. Cơ cấu kinh tế % 100 100 100
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản % 35,33 30,86 30,91 - - -
- Công nghiệp xây dựng % 33,94 34,56 32,91 - - -
- Thương mại, dịch vụ % 30,73 34,58 36,17 - - -
4. Tổng giá trị sản xuất (P2010) Tỷ đồng 29.634,0 31.746,0 25.509,5 107,13 80,36 93,74
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản Tỷ đồng 9.461,1
10.593,0
12.298,0 111,96 116,10 114,03
- Công nghiệp xây dựng Tỷ đồng 9.719,6
9.801,0 11.761,2 100,84 120,00 110,42 - Thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 10.453,3 11.352,0 1.450,3 108,60 12,78 60,69
5. Tăng trưởng kinh tế % 13,84 14,22 13,5 102,75 94,94 98,84
Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu ĐVT 6.Tổng giá trị sản phẩm(Ptt) Tỷ đồng 9.024,4 11.060,5 1.085,5 122,56 9,81 66,19 7. GDP/người Triệu đồng 24,57 27,69 27,3 112,70 98,59 105,64
8. Giá trị/ha canh tác Triệu đồng 127 131,5 133 103,54 101,14 102,34
2.1.2.2 Dân số - lao động
Theo Niên giám thống kê 2016 tỉnh Lạng Sơn, tính đến năm 2016 dân số tỉnh Lạng Sơn là 821.257 người (năm 2016) bao gồm 7 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 15%, đồng bào các dân tộc thiểu số Nùng, Tày, Dao, Hoa, Sán Chảy, Mông chiềm gần
85%. Những năm gần đây, tình hình lao động có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ lao động nhóm ngành nông nghiệp, thủy sản giảm đáng kể, cụ thể: năm 2014 tổng số lao động nhóm ngành này là 263.220 người (chiếm 50,35% trong cơ cấu lao động) thì năm 2016 con số này là 244.223 người (chiếm46,35%). Như vậy bình quân mỗi năm
chuyển dịch được 6,41% lao động từ nông nghiệp, thủy sản sang những ngành nghề khác. Cơ cấu lao động trong nhóm ngành nông nghiệp, thủy sản kéo theo đó là tỷ lệ lao động khối ngành công nghiệp, xây dựng và khối ngành thương mại, dịch vụ tăng lên. Đối với ngành công nghiệp, xây dựng tỷ lệ lao động đã tăng từ 17,45% năm 2014 lên 19,45% năm 2016, như vậy bình quân mỗi năm lao động trong khối ngành này tăng lên khoảng 5,09%. Các con số tương ứng đối với khối ngành thương mại, dịch vụ là 32,20% (năm 2014) lên 33,18% (năm 2015) và 34,22% (năm 2016).
Tổng số hộ tăng từ 226.710 hộ (năm 2014) lên 228.360 hộ (năm 2015) và năm 2016 là 229.240 hộ, như vậy bình quân tăng khoảng 0,62%/năm. Tỷ lệ lao động bình quân/hộ có xu hướng ngày càng tăng từ 1,84 lao động lên 1,85 lao động(Cụ thể bảng 2.3).
Bảng 2.3. Tình hình dân số và lao động của Tỉnh Lạng Sơn trong 3 năm (2014-2016) Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 Tốc độ phát triển (%) SL % SL % SL % 15/14 16/15 BQ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1. Tổng dân số Người 821.257 100 826.587 100 831.837 100 100,35 100,62 100,48 - Thành thị Người 132.962 16,19 133.824 16,19 135.506 16,29 100,65 101,26 100,95 - Nông thôn Người 688.295 83,81 692.763 83,81 696.331 83,71 100,65 100,52 100,58
2. Giới tính Người 821.257 100 826.587 100 831.837 100 100,35 101,2 100,17
- Nam Người 455.880 55,51 458.838 55,51 461.753 55,51 100,65 100,64 100,64
- Nữ Người 365.377 44,49 367.749 44,49 370.084 44,49 100,65 100,64 100,64
3. Lao động Người 522.780 100 525.900 100 526.910 100 100,74 100 100,37
- Nông, lâm
nghiệp, thủy sản Người 263.220 50,35 254.273 48,35 244.223 46,35 96,60 96,05 96,32 - Công nghiệp, xây dựng Người 91.225 17,45 97.029 18,45 102.484 19,45 106,36 105,62 105,99 - Thương mại – Dịch vụ Người 168.335 32,20 174.599 33,20 180.203 34,20 103,72 103,21 103,47 4. Tổng số hộ Hộ 226.710 27,11 228.360 27,1 229.240 25,67 100,54 100,7 100,62 5. Một số chỉ tiêu bình quân a. BQ khẩu/hộ Khẩu 3,62 0 3,62 0 3,63 0 99,92 100,25 100,09 b. BQLĐ/hộ LĐ 1,81 0 1,81 0 1,81 0 99,92 100,25 100,09
2.1.2.3 Văn hóa – xã hội
Trong tiến trình lịch sử, Lạng Sơn luôn là vùng đất xung yếu, phên dậubảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, cầu nối ngoại giao giữ vững sự hòa hiếu, bình an cho dân
tộc. Không những thế, Lạng Sơn còn là vùng đất sinh dưỡng nhiều người con ưu tú có công với cách mạng, nhiều tấm gương hy sinh anh dũng bảo vệ quê hương đất nước. Không chỉ vậy, Lạng Sơn còn là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch với những hàng chục danh lam thắng cảnh đã đi vào lịch sử thi ca được cả nước biết đến như: động Nhất -
Nhị-Tam Thanh, chùa Tiên, nàng Tô Thị, sông Kỳ Cùng, Mẫu Sơn..., nhiều di tích lịch sử đã được xếp hạng: ải Chi Lăng, Mục Nam Quan, thành nhà Mạc, căn cứ địa Bắc Sơn...
Là nơi chung sống của nhiều dân tộc, Lạng Sơn quy tụ nhiều tập quán đậm đà bản sắc dân tộc và các lễ hội độc đáo. Lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, công tác giáo dục và đào tạo đạt một số kết quả quan trọng về nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện và thực hiện mục tiêu quốc gia, đã hoàn thành phổ cập THCS trong năm 2006; các hoạt động văn hóa – thông tin được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng góp phần quảng bá hình ảnh về mảnh đất, con người Lạng Sơn. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng. Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội khác cũng đạt được những kết quả nhất định. An ninh, quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đây là những yếu tố tích cực giúp cho môi trường đầu tư của Lạng Sơn trở lên hấp dẫn và an toàn hơn.