Nâng cao nhận thức đối với học nghề của người dân khu vực nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 97 - 99)

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong những năm qua. Quyết định 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành được 8 năm và đang triển khai trong tất cả các tỉnh, thành phố của cả nước. Tuy nhiên việc triển khai vẫn chưa thực sự đạt yêu cầu và hiệu quả, trong đó có nguyên nhân về sự nhận thức của một số lãnh đạo chính quyền, hội đoàn thể và nhất là bản thân người lao động nông thôn về tầm quan trọng của ĐTN đặc biệt là thái độ của họ đối với nghề. Cũng như vậy, đào tạo nghề chỉ thực sự hiệu quả khi có sự ủng hộ và hợp tác nhiệt tình từ phía người lao động. Đào tạo nghề không chỉ là nhiệm vụ mà là quyền lợi lớn của xã hội dành cho lao động nông thôn. Nhà nước đã đầu tư nguồn lực cho lao động nông thôn đi học, nhưng họ phải cảm thấy cần học và có ý thức muốn tham gia học thì công tác dạy nghề cho họ mới đạt được hiệu quả. Nếu bản thân những đối tượng cần đi học chưa ý thức được việc cần học nghề thì quá trình thực hiện của các bộ phận còn lại chỉ mang tính đối phó, lãng phí ngân sách Nhà nước. Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng đào tạo nghề. Qua khảo sát, có thể thấy rõ tình trạng người dân chưa mặn mà với đào tạo nghề, chưa nhận thức được tầm quan trọng của đào tạo nghề đối với việc cải thiện việc làm, thu nhập và đời sống,…do vậy, nâng cao nhận thức về học nghề đối với người lao động là giải pháp quan trọng hàng đầu trong hướng phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong những năm tới, thực hiện cụ thể như sau:

- Đầu tiên, các cấp chính quyền cần nâng cao nhận thức về học nghề cho lao động nông thôn bằng nhiều hành động thực tế, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đào tạo cũng như học nghề. Việc này thực hiện bằng các biện pháp cụ thể như: tuyên truyền rộng rãi, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các thông tin tuyên truyền đi sâu vào lợi ích của việc học nghề để người lao động nhìn nhận được các lợi ích của việc học nghề thì mọi công tác đều trở nên dễ dàng. Người lao động sẽ tự ý giác phối hợp để học nghề. Các cơ quan phát thanh, truyền hình, các phương tiện báo chí ở địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; biến các phương tiện thông tin đại chúng trở thành những kênh thông tin quan trọng nâng cao nhận thực của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về dạy nghề cho lao động nông

Ngoài những tin tức cập nhật về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã

hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề, các báo, đài đều mở các chuyên trang, chuyên mục về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi đây là kênh tuyên truyền Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” tại các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh

- Thứ hai, cần phải có sự phối hợp huy động sự tham gia đồng bộ giữa các cấp, các

ngành và các đoàn thể từ tỉnh tới cơ sở, đặc biệt là sự tham gia của các đoàn thể chính trị-xã hội các cấp như: Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến

binh...tổ chức các buổi tham quan các mô hình kinh tế hiệu quả; Tuyên dương những tấm gương làm kinh tế giỏi nhờ tham gia các khóa đào tạo nghề và áp dụng vào đời sống thực tiễn; tìm hiểu sâu rộng về thị trường lao động và phổ biến trực tiếp những yêu cầu cũng như nhu cầu của thị trường cho người lao động…

- Thứ ba, vấn đề tôn vinh những người làm nghề giỏi cũng nên xem xét một cách nghiêm túc. Hiện nay, nếu như những người nghiên cứu khoa học có học hàm học vị để tôn vinh, thì còn quá ít những cuộc thi, những danh hiệu dành cho những người có tay nghề cao. Vì vậy, ban chỉ đạo đề án của tỉnh cũng cần xem xét kiểm tra các tấm gương điển hình, sàng lọc một vài có thành tích nghề thực sự xuất sắc, đưa lên biểu dương, tôn vinh một cách nghiêm túc, và quảng bá hình ảnh rộng rãi. Điều này sẽ góp phần không nhỉ làm thay đổi được tâm lý người dân đối với học nghề, làm nghề. Cho họ thấy làm nghề tốt cũng sẽ được xã hội tôn vinh xứng đáng.

3.3.2 Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành đến từng người dân về vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với sự phát triển của xã hội

Đối với quá trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông thôn, người LĐNT là yếu tố chủ thể đóng vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế của mỗi gia đình nói riêng và cả nông thôn nói chung. Do trình độ văn hóa và trình độ tay nghề thấp dẫn đến tâm lý chung của LĐNT ít chịu đổi mới khi đón nhận các yếu tố kỹ thuật mới, nhận thức chưa đầy đủ về việc cần phải được đào tạo, chưa có được tầm nhìn trong việc xác định nghề mà mình cần học, học cái gì?học như nào?học ở đâu?...Do vậy các cấp ủy đảng, chính quyền cũng như các tổ chức xã hội cần phải tập trung tuyên truyền giáo dục để nhanh

chóng làm thay đổi nhận thức của người dân về học nghề và sự cần thiết phải có nghề; phải đành thức nhu cầu học nghề một cách thật sự như một khát vọng muốn lập nghiệp, làm giàu từ nghề nghiệp đồng thời đóng vai trò định hướng, tư vấn về nghề nghiệp, hỗ trợ và tổ chức dạy nghề, nâng cao năng lục làm việc cho LĐNT. Cụ thể như

sau:

- Thứ nhất, vận động các thành viên của tổ chức mình tham gia học nghề để có nhận thức đúng đắn, đầy đủ, thực hiện có hiệu quả. Tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền tư vấn về học nghề cho người lao động cần phải tránh xu hướng vận động theo kiểu phong trào.

- Thứ hai, tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp trong việc triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề ở địa phương, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong công tác đào tạo nghề. Đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về đạo tạo nghề, hoàn thiện các văn bản quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn toàn tỉnh.

Phấn đấu mở rộng quy mô đào tạo nghề mỗi năm từ 10000-12000 người, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 43% vào năm 2016 và mỗi năm tăng 2%. Tiếp tục giúp cho học viên khi học nghề xong có điều kiện để làm việc, sản xuất như: được vay vốn phát triển sản xuất; đề xuất chính quyền giúp đỡ về mặt bằng đất đai để tổ chức SXKD; cùng với chính quyền địa phương tìm việc làm mới trong các DN, Công ty hoặc tạo những điều kiện làm việc mới cho họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)