Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 66 - 68)

2.2 Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956

2.2.4 Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước

Qua nghiên cứu, tìm hiểu về nguồn kinh phí cho công tác ĐTN của tỉnh Lạng Sơnhiện nay, tác giả thấy có một số đặc điểm như sau:

- Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước chi cho ĐTN nhìn chung còn thấp so với quy định của Nhà nước, chưa đáp ứng tốt đối với quy mô đào tạo ngày càng tăng của tỉnh. Để duy trì hoạt động và đảm bảo nguồn lực phục vụ đào tạo thì các cơ sở ĐTN cũng chủ động tìm kiếm nguồn tài chính từ bên ngoài, trên cơ sở xã hội hóa giáo dục trong

công tác đào tạo nghề như các khoản đóng góp của người sử dụng lao động và một số nguồn khác.

Bảng 2.10. Kinh phí thực hiện ĐTNtheo Đề án 1956 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2016 Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh % 2015/2014 2016/2015

Tổng chi phí cho đào tạo 7.600 8.500 9.800 111,8% 115,3%

I Ngân sách 7.600 8.500 9.800 111,8% 115,3%

1 Chi thường xuyên 2.100 2.300 2.600 109,5% 113%

2 Xây dựng cơ bản 1.600 1.700 2.000 106% 117,6% 3 Chương trình mục tiêu 3.900 4.500 5.200 115,4% 115,5% II Ngoài ngân sách 0 0 0 - - 1 Đóng góp của người sử dụng lao động 0 0 0 - - 2 Nguồn khác 0 0 0 - -

(Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tỉnh Lạng Sơn, năm 2016)

- Mặc dù là người trực tiếp hưởng lợi từ hoạt động đào tạo của nhà trường nhưng đến nay các DN, cơ sở SXKD chưa có sự đóng góp gì đối với công tác ĐTN của các cơ sở đào tạo. Một phần vì chưa có chính sách chia sẻ gánh nặng đào tạo nghề, mặt khác các DN, cơ sở SXKD chưa hoặc không sẵn sàng nên toàn bộ kinh phí đều lấy từ ngân sách nhà nước.

- Mức chi ngân sách cho ĐTN hàng năm có tăng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Do mức chi còn thấp nên cơ sở đào tạo hầu như không có nhiều cơ hội để đổi mới, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện giảng dạy, học tập, cải tạo cơ sở vật chất, đầu tư nâng cấp giáo trình…Vì vậy để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo còn gặp khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)