STT Mục đích sử dụng đất Tổng sốHộ gia đình cá nhân (Hộ) UBND cấp xã(Tổ chức) Tổ chức khác (Tổ chức) Cộng đồng dân cư (Tổ chức)
1 Đất sản xuất nông nghiệp 5.939 5.926 13
2 Đất lâm nghiệp 3.125 3099 12 2 12
3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 103 91 12
4 Đất nông nghiệp khác 1 1
5 Tổng số 9.168 9.116 37 3 12
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Phong (2017) Tiến hành điều tra 9 xã và thị trấn, trong đó chọn ra 03 xã tiêu biểu để đánh
giá về số người, số hộ sử dụng đất nông, lâm nghiệp là Tây Phong, Đông Phong và
Bắc Phong (các xã này không có hộ sử dụng đất nông nghiệp khác) thì tỷ lệ số hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông, lâm nghiệpchiếm tỷ lệ khá cao gần 100% số hộ được hỏi đều có sử dụng đất nông, lâm nghiệp (xã Tây Phong chiếm 97,57%, xã
Đông Phong chiếm 98,25%, xã Bắc Phong chiếm 98,59%; Tổng số ở dòng 4 tại Bảng 4.8 là thống kê số hộ sử dụng đất nông, lâm nghiệp theo xã, không phải tổng số hộ cộng dồn theo từng loại đất trong nhóm đất nông, lâm nghiệp).
Bảng 4.8. Thống kê số hộ gia đình cá nhân sử dụng đất nông, lâm nghiệp
năm 2017
TT Mục đích
SDĐ
Xã Thung Nai (hộ) Xã Bắc Phong (hộ) Xã Yên Lập (hộ) Tổng số GĐCNSố hộ Tỷ lệ (%) Tổng số GĐCNSố hộ Tỷ lệ (%) Tổng số GĐCNSố hộ Tỷ lệ (%) 1 Đất sản xuất nông nghiệp 717 717 100 381 381 100 789 789 100 2 Đất lâm nghiệp 801 801 100 505 505 100 946 946 100 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 12 12 100 9 9 100 5 5 100 4 Tổng số 844 1.530 506 895 1.052 1740
b. Chuyển mục đích sử dụng đất
Tình hình sử dụng đất luôn luôn ở thể động, sự vận động liên tục và phức tạpấy sẽ rất khó kiểm soát nếu không có cơ chế quản lý chặt chẽ.
Từ khi Luật đất đai 2003 được ban hành và hiện nay đang thực hiện Luật Đất đai năm 2013, hầu hết các trường hợp chuyến mục đích sử dụng đất trong
nhóm đất nông, lâm nghiệp là bắt buộc phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặc biệt là đất trồng lúa nước, đất trồng rừng (trừ trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong loại đất trồng cây hàng năm). Thời gian gần đây, việc chuyển mục đích các loại đất trong nhóm đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong diễn ra khá phổ biến, tự phát chủ yếu là chuyểnđất trồng rừng sang đất trồng cây lâu năm nhưng chưa thực hiện thủ tục rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng (điều chỉnh giảm diện tích đất quy hoạch 3 loại rừng) và không
thực hiện thủ tục xin phép theo quy định của Luật Đất đai.
Bảng 4.9. Biến động đất nông, lâm nghiệp giữa 2 kỳ kiểm kê vừa qua
Loại đất Diện tích (ha) Tăng (+),
Năm 2010 Năm 2014 giảm (-)
I. Đất nông, lâm nghiệp 17.669,36 21.636,64 3.967,28
1. Đất sản xuất nông nghiệp 3.964,09 8.600,22 4.636,13
- Đất trồng cây hàng năm 3.400,06 5.911,85 2.511,79
+ Đất trồng lúa 1.147,82 1.043,64 -104,18
+ Đất trồng cây hàng năm khác 2.252,24 4.868,21 2.615,97
- Đất trồng cây lâu năm 564,03 2.688,37 2.124,34
2. Đất lâm nghiệp 13.627,54 12.985,13 -642,41
- Đất rừng phòng hộ 7.427,05 5.721,37 -1.705,68
- Đất rừng sản xuất 6.200,49 7.263,76 1.063,27
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 77,73 28,17 -49,56
4. Đất nông nghiệp khác 23,12 23,12
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Phong (2017) Qua bảng biến động đất nông, lâm nghiệp giữa 2 kỳ kiểm kê của năm 2014 và năm 2017 cho thấy đất trồng cây lâu năm tăng 2.124,34 ha, chủ yếu lấy từ đất lâm nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng cây hàng năm khác (trong đó có một phần từ việc chuyển mục đích đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm).Bởi vậy, trong những năm tới UBND huyện Cao Phong cần có những biện pháp chấn chỉnh, việc sử dụng đất nông, lâm nghiệp của huyện theo đúng
quy hoạch 3 loại rừng, quy hoạch sử dụng đất đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo lĩnh vực nông, lâm nghiệp phát triển ngày càng nâng cao hiệu quả, xóa đói giảm nghèo, giữ ổn định môi trường sinh thái.
Bên cạnh đó hàng năm có một phần diện tích đất nông, lâm nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp để phát triển hạ tầng, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, phát triển khu dân cư… Quan sát Bảng tổng hợp diện tích đất nông, lâm nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp dưới đây ta có thể thấy xu hướng trong những thời gian tới.
Bảng 4.10. Diện tích đất nông, lâm, ngư nghiệp chuyển sang hình thức sử
dụng khác
Loại đất 2015 Diện tích (ha)2016 2017 Tổng
1. Đất sản xuất nông nghiệp 116,66 3,34 16,0 136,0
- Đất trồng cây hàng năm 0,73 3,08 7,19 11,0
+ Đất trồng lúa - 0,78 1,86 2,64
+ Đất trồng cây hàng năm khác 0,73 2,30 5,33 8,36
- Đất trồng cây lâu năm 115,93 0,26 8,81 125,0
2. Đất lâm nghiệp 17,57 1,90 23,13 42,6
- Đất rừng phòng hộ - - 0,01 0,01
- Đất rừng sản xuất 17,57 1,90 23,12 42,59
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản - - 0,21 0,21
Tổng 134,60 6,80 42,8 184,2 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Phong (2017)
Những con số trên cho thấy chủ trương của huyện Cao Phong là tiếp tục chuyển đối mục đích sử dụng đất nông, lâm nghiệp sang các mục đích khác với tổng diện tích trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017 là 184,2 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp là nhiều nhất 136 ha qua 3 năm; tiếp đến là diện tích đất lâm nghiệp chuyển sang hình thức khá là 42,6 ha’ đất nuôi trồng thủy sản chuyển đổi ít nhất với 0,21 ha.
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất nông, lâm nghiệp nhằm hợp lý hóa trong khai thác tiềm năng đất đai song việc chuyển đổi phảiquản lý chặt chẽ theo
Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo nền kinh tế của huyện đi đúng hướngvà ổn địnhmôi trường sinh thái.
Công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất của huyện Cao Phong không được người dân đánh giá cao, nhiều hộ dân bức xúc vì họ bị ảnh hưởng đến quyền lợi.
“Ruộng của chúng tôi đang cấy lúa, các cán bộ xã tâp trung lại nói là để xây nhà máy, họ nói sau này những ai có ruộng sẽ được đi làm công nhân, nhưng hơn một năm rồi mà không thấy triển khai xong, không biết đến bao giờ chúng tôi mới được đi làm”.
Ông Phạm Văn Hùng – Xã Tây Phong Các lãnh đạo huyện cũng như các xã cần phải ra soát để nắm rõ tất cả các tình hình về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai gây ảnh hưởng đến quyền lợi và kinh tế của người dân để có hướng giải quyết phù hợp với tình hình thực tế, tránh những bức xúc của người dân.
4.1.5. Thực trạng thu hồi, trưng dụng, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất nông, lâm nghiệp
Việctrưng dụng đất, thu hồi đất nông nghiệp phải được cấp có thẩm quyền quyết định và không ảnh hưởng tới việc sử dụng đất của các vùng lân cận, đặc biệt chú ý đến việc đổi ruộng công điền để thuận lợi cho việc thu hồi đất và đảm bảo quyền lợi cho người dân bị thu hồi đất.
Hiện tại, trên địa bàn huyện đang thực hiện theo Quyết định số 37/2014/QĐ-
UBND ngày 25/12/2014 ban hành quy định bảng giá các loại đất năm 2015-2019
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo đó mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất đối với diện tích đất nông, lâm nghiệp không quá 3 lần giá trong bảng giá đấtthì hỗ trợ khi thu hồi đất trồng lúa
195.000 đồng/m2, đất trồng cây hàng năm khác 165.000 đồng/m2, đất trồng cây lâu năm 180.000 đồng/m2, đất trồng rừng sản xuất 36.000 đồng/m2, đất nuôi
trồng thủ sản 150.000 đồng/m2. Với mức bồi thường hỗ trợ đó cũng tạo không ít khó khăn trong công tác thu hồi đất trên địa bàn.
Trong thời gian 03 năm trở lại đây diện tích đất nông, lâm nghiệp bị thu hồi để chuyển sang mục đích phi nông nghiệp 62,15 ha để xây dựng cơ sở hạ tầng, một số dự án sản xuất, kinh doanh và mở rộng khu dân cư nông thôn, đô thị trên địa bàn huyện, cụ thể như sau:
Thu hồi 20,2 ha đất lâm nghiệp của 6 hộ dân và cho Công ty Cổ phần Khoáng sản đồng An Phú thuê để thực hiện dự án khai thác khoáng sản tại xã Yên Thượng.
Thu hồi 4,53 ha đất sản xuất nông nghiệp (trong đó có 2,64 ha đất trồng lúa) của 23 hộ dân và giao cho UBND huyện Cao Phong xây dựng Trung tâm hành chính và hạ tầng giao thông xã Nam Phong.
Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất và cho Công ty
TNHH Một thành viên Tiến Minh Hòa Bình thuê 3,37 ha đất để khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thôngthường tại xã Thu Phong.
Thu hồi đất trồng cây lâu năm của Nông trường Cao Phong để cho
Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Quang Hà - Chi nhánh Cao Phong thuê 2,68
ha đất xây dựng Nhà máy chế biến hoa quả Cao Phong tại thị trấn Cao Phong và xã Tây Phong.
Cho 4 tổ chức kinh tế thuê 0,96 ha đất (nguồn gốc là đất công trình sự nghiệp)để xây dựng cơ sơ sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn huyện.
Thu hồi 3,8 ha đất sản xuất nông nghiệp của 15 hộ dân (không có đất trồng lúa) để giao cho UBND huyện Cao Phong đấu giá quyền sử dụng đất ở
nông thôn.
Thu hồi 26,61 ha đấtsản xuất nông nghiệp (không có đất trồng lúa) của Nông trường Cao Phong và giao cho UBND huyện Cao Phong xây dựng các khu tái định cư di chuyển dân để xây dựng các công trình phát triển hạ tầng tại địa phương.
Trong thời gian tới đất nông, lâm nghiệp tiếp tục giảm, chuyển sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn huyện; bên cạnh đó việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển mục đích sử dụng đất trong nội bộ nhóm đất nông, lâm nghiệp sẽ tác động không nhỏ tới diện tích đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong.
* Đánh giá của các hộ sử dụng đất về công tác Thu hồi, trưng dụng, bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông, lâm nghiệp.
Không chỉ đối với huyện Cao Phong mà hầu như tất cả các địa phương đã liên quan đến giải tỏa, đền bù, giải phóng mặt bằng đều có những vấn đề phức tạp. Trong những năm gần đây do tình hình phát triển kinh tế của địa phương nên
việc thu hồi và chuyển đổi mục đích diễn ra nhiều, diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp giảm liên tục tác động rất lớn đến đời sống của người dân. Việc đánh giá của người dân được thể hiện qua biểu đồ sau:
Bảng 4.11. Đánh giá của người dân về sự công khai, minh bạch đối với công tác thu hồi, trưng dụng, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông, tác thu hồi, trưng dụng, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông,
lâm nghiệp Chỉ tiêu đánh giá
Tốt Trung bình Kém
SL % SL % SL %
Công tác thông báo về thu hồi đất 12 20,0 33 55,0 15 25,0
Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng 5 8,3 31 51,7 24 40,0
Giải thích các thắc mắc của dân 15 25,0 34 56,7 11 18,3
Giải quyết các ý kiến chưa đồng thuận 6 10,0 28 46,7 26 43,3 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2017)
Qua bảng 4.11 ta thấy việc công khai minh bạch đối với công tác thu hồi và đền bù khi giải phóng mặt bằng chưa được người dân đánh gia cao.
Đối với công tác thông báo về thu hồi đất chỉ có 12 người chiếm 20% đánh giá là tốt, còn 15 người chiếm 25% đánh giá là kém, nguyên nhân do công tác thông báo còn chậm, thông tin không rộng rãi, người biết trước, người biết sau dẫn đến việc thu hồi đất chậm, hiệu quả không cao.
Đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cũng không được đánh giá cao, có tới 24 người chiếm 40% đánh giá là kém do việc đền bù không thoả đáng với người bị giải toả, đôi khi công tác giải toả còn chậm chưa có chế tài nghiêm khắc cho những người không chịu di dời.
Đối với việc giải đáp các thắc mắc của người dân, đặc biệt là các ý kiến chưa đồng thuận vẫn còn tới 26 người chiếm 43,3% trả lời là rất kém do cơ quan quản lý cung như cán bộ chưa giải đáp thoả đáng đối với người dân, đặc biệt là quyền lợi mà họ được hưởng.
Người dân đánh giá như trên là do trong những năm qua công tác giải tỏa đền bù còn vướng rất nhiều chỗ phức tạp như người dân không chịu giải phóng mặt bằng, kinh phí đền bù còn hạn hẹp và chậm tiến độ, gây bức xúc cho dân. Trong những năm tới cần có những giải pháp mạnh mẽ quyết liệt, thực hiện nhanh gọn không gây hoang mang và những bức xúc không đáng có trong dân.
4.1.6. Thực trạng đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông,
lâm nghiệp
Phong nói riêng cũng đã có những hoạt động tích cực trong công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyển sử dụng đất, đặc biệt là đất nông, lâm nghiệp. Sau khi Luật Đất đai năm 1993 ra đời và có hiệu lực, công tác quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp của huyện đã đi vào nền nếp và ổn định theo quy định của các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai.
Thực hiện Nghị quyết số 30/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội khóa XIII (đạt 85% diện tích cần cấp giấy chứng nhận), Chỉ thị số 05/CT-TTg
ngày 10/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận. Đến nay, trên địa bàn huyện Cao Phong đã hoàn thành (100%) việc cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân được giao, công nhận sử dụng đất nông, lâm nghiệp trong khi tỉnh Hoà Bình mới chỉ đạt 93,9%.
Bảng 4.12. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp
Mục đích sử dụng Số hộ được giao (hộ) Diện tích giao cho hộ (ha) Số hộ cấp GCN (hộ) Diện tích cấp GCN (ha) Tỷ lệ đã cấp GCN (%)
1. Đất sản xuất nông nghiệp 5.926 7.048,39 5.926 7.048,39 100
2. Đất lâm nghiệp là rừng SX 3.099 4.457,38 3.099 4.457,38 100
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 91 21,91 91 21,91 100
4. Đất nông nghiệp khác - - -
Tổng số 9.116 11.527,68 9.116 11.527,68
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Phong (2017)
Thành công đáng nói đầu tiên của huyện là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông, lâm nghiệp. Cho đến nay trên địa bàn huyện đã hoàn thành, đã có thể “khép sổ”, sẽ có một số trường hợp phát sinh cần cấp giấy chứng nhận đó là giao đất nông, lâm nghiệp cho các hộ dân theo phương án sử dụng đất các Công ty Nông, lâm nghiệp trả lại địa phương, giao đất sản xuất nông nghiệp lấy từ quỹ đất công ích của xã giao cho các hộ dân chưa có đất sản xuất. Công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp cho người sản xuất nông, lâm nghiệp an tâm canh tác, sử dụng đất và công tác quản lý cũng thuận lợi hơn trước.
cán bộ huyện định kỳ tới các xã để phổ biến kiến thức cần thiết cho cán bộ địa chính xã, và người dân vì vậy tinh thần trách nhiệm của quần chúng cũng tăng lên đáng kể. Trong nhiều trường hợp như: giải quyết khiếu nại sau khi được giải thích trực tiếp làm rõ băn khoăn, thắc mắc, một số cá nhân đã tự nhận thấy điểm