Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 50 - 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Về tăng trưởng và phát triển kinh tế

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, của tỉnh, huyện Cao Phong đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ huyện đề ra. Tuy nhiên cùng với bước phát triển kinh tế - xã hội là áp lực lớn đối với việc sử dụng đất đai trong huyện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2014 - 2017 đạt 6,27%/năm.

Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Cao Phong

Đơn vị tính: %

Chỉ số 2015 2016 2017

1, Nông, lâm nghiệp 48,0 46,5 45,0

+ Trồng trọt 45,3 45,3 45,2

+ Chăn nuôi 48,9 48,4 48,3

+ Lâm nghiệp 4,7 4,9 4,9

+ Thuỷ sản 1,1 1,5 1,7

2, Công nghiệp, xây dựng 27,0 28,0 29,0

3, Dịch vụ thương mại 25,0 25,5 26,0

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Cao Phong (2017) Kinh tế huyện Cao Phong trong năm 2017 tiếp tục tăng trưởng có 12/15 chỉ tiêuđạt và vượt kế hoạch đề ra trong đó:

Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành: Nông, lâm nghiệp 10,45%/năm (Kế hoạch: 10%). Công nghiệp, xây dựng: 11,18%/năm (kế hoạch: 10,5%).

Thương mại - dịch vụ: 11,01% (kế hoạch: 10,5 %).

Tỷ trọng các ngành kinh tế: Nông, lâm nghiệp: 45% (Kế hoạch: 45,5%).

Công nghiệp, xây dựng: 29% (kế hoạch: 28,5%). Thương mại - dịch vụ: 26% (kế hoạch: 26%).

Thu ngân sách trên địa bàn tăng: 8,4%/năm (kế hoạch: 7,5%/năm). Sản lượng lương thực ổn định 14,5 - 15,5 ngàn tấn (kế hoạch: 14 ngàn tấn trở lên). Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 ước đạt 27,7 triệu đồng/năm (kế hoạch:

3.1.2.2. Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế

Cao Phong là huyện có diện tích đất nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn vì vậy trong cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng cao. Trong những năm qua cùng với xu thế chung của xã hội, cơ cấu kinh tế của huyện đã từng bước thay đổi theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm

nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ. Tuy vậy sự chuyển biến này còn diễn ra chậm chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp vẫn còn ở mức cao.

 Ngành Nông - Lâm - Thủy sản:

Bảng 3.3. Bảng kết quả sản xuất ngành nông nghiệp huyện Cao Phong

Chỉ số 2015 2016 2017 SL (Tỷ đồng) CC (%) SL (Tỷ đồng) CC (%) SL (Tỷ đồng) CC (%) + Trồng trọt 542,5 45,3 596,1 45,3 653,7 45,2 + Chăn nuôi 585,6 48,9 636,9 48,4 698,5 48,3 + Lâm nghiệp 56,3 4,7 64,5 4,9 70,9 4,9 + Thuỷ sản 13,2 1,1 19.7 1,5 24,6 1,7 Tổng 1197,6 100 1317,3 100 1447,6 100 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Cao Phong (2017)

a. Trồng trọt

Cây lúa: Diện tích 1.041,00 ha, năng suất đạt 53,77 tạ/ha, sản lượng đạt 6.024,5 tấn. Cây ngô: Diện tích 2.015,8 ha, năng xuất đạt 42,08 tạ/ha, sản lượng đạt 8.481,5 tấn. Sản lượng cây lương thực có hạt đạt 14.506 tấn.

Cây ăn quả có múi tiếp tục được mở rộng diện tích bằng các giống có năng

suất, chất lượng cao; tổng diện tích cây ăn quả có múi toàn huyện đạt 2.642,7 ha,

trong đó diện tích cây thời kỳ kiến thiết cơ bản là 1.255,0 ha; diện tích cây thời kỳ kinh doanh là 1.387,7 ha; dự kiến sản lượng niên vụ 2017 - 2018 ước đạt trên 30.000 tấn.

Cây ngắn ngàytrồng hàng năm: Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện đạt

7.800 ha, trong đó: Cây mía diện tích đạt 2.729,8 ha, gồm có mía lưu gốc 1.755 ha và mía trồng mới 974,8 ha; diện tích cây màu các loại 887,5 ha; cây công nghiệp khác 204 ha; rau đậu thực phẩm 524,2 ha; cây dược liệu 96 ha; cây làm thức ăn gia súc 175,8 ha.

b. Chăn nuôi

Chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện phát triển tương đối ổn định, hình thức chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình nhỏ, lẻ, chưa có trang trại lớn. Tổng đàn gia súc, gia cầm gần 269.393 con, trong đó: đàn trâu có trên 7.876 con, đàn bò trên 1.663 con, đàn lợn trên 22.061 con, đàn gia cầm 229.000 con, đàn vật nuôi khác 7.744 con. Công tác vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh, kiểm soát giết mổ trên đàn gia súc, gia cầm được tăng cường và duy trì thường xuyên.

c. Lâm nghiệp

Triển khai kế hoạch trồng rừng năm 2017, hiện nay đã trồng được 309,3 ha rừng. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân, các chủ rừng thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ và phát triển rừng, quản lý và bảo vệ rừng từ cơ sở. Đến thời điểm hiện nay không có vụ cháy rừng nào xảy ra trên địa bàn.

d. Thuỷ sản

Toàn huyện có trên 133,94 ha và 506 lồng cá các loại, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản 9 tháng đầu năm đạt khoảng 830 tấn (khai thác tự nhiên khoảng: 70 tấn, cá nuôi khoảng: 760 tấn).

 Công nghiệp và xây dựng

Tình hình hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp diễn ra tương đối

ổn định, nguồn hàng hóa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng đa dạng, phong phú

đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 126,7 tỷđồng.

Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng đã thực hiện đúng kế

hoạch, trong năm đã tiếp nhận và cấp được 48 giấy phép xây dựng. Tiếp nhận và thẩm định 29 công trình với tổng mức đầu tư 16,8 tỷđồng. Tiến hành kiểm tra 37 công trình xây dựng cơ bản, 09 cơ sở sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng

trên địa bàn. Tổng mức đầu tư các công trình xây dựng cơ bản đạt 90 tỷđồng.

 Ngành thương mại - dịch vụ

Hoạt động thương mại, dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, cung ứng kịp thời các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 376 tỷ đồng. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt

Nam"; kế hoạch tham gia hội chợ triển lãm sản phẩm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và hàng tiêu dùng khu vực miềm Bắc; kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020. Tổ chức kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công thương. Xây dựng kế hoạch phát triển đề án thị trường trong nước gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; tổ chức ký cam kết chấp hành pháp luật với các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh cam Cao Phong trên địa bàn huyện. Xây

dựng kế hoạch tổ chức Lễ hội cam Cao Phong lần thứ ba.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 50 - 53)