Thực tiễn quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 41 - 43)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp

2.2.1. Thực tiễn quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp ở Việt Nam

Luật Đất đai 1993 dựa trên cơ sở của Hiến pháp 1992, đã khắc phục được nhiều nhược điểm của Luật Đất đai 1987, đã sửa đổi, bổ sung một số quy định không còn phù hợp để giải quyết những vấn đề quan trọng trong việc quản lý và

sử dụng đất đai… Luật Đất đai 1993 đã chế định cơ sở pháp lý cơ bản để quan hệ đất đai ở nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Nguyễn Đức Khả, 2003).

Ngày 26 tháng 12 năm 2003, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Đất đai mới - Luật Đất đai năm2003. Với quan điểm và nguyên tắc:

- Bảo đảm phù hợp với nguyên tắc cơ bản mà Hiến pháp 1992 đã quy định "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý", đồng thời thể chế hoá các quan điểm về "Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước".

- Kế thừa những nội dung còn phù hợp của Luật đất đai hiện hành, luật hoá một số quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai đã được cuộc sống chấp nhận, đồng thời đưa vào Luật đất đai những nội dung mới cần sửa đổi, bổ sung nhằm tạo lập một hệ thống pháp luật, đáp ứng cho thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Gắn việc sửa đổi Luật đất đai với yêu cầu đổi mới việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và cải cách nền hành chính Nhà nước.

Từ khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực cho đến nay đã có nhiều thành tựu đáng kể trong quản lý và sử dụng đất nông, lâm nghiệp như quỹ đất sản xuất

nông, lâm nghiệp được bố trí hợp lý theo nguyên tắc bảo vệ quỹ đất trồng lúa, đất rừng tự nhiên sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, hình thành các

vùng chuyên canh phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng vùng. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng góp phần nâng sản lượng thủy sản, đáp ứng đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới (đứng thứ 6 trong top 10 nước đứng đầu).

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế về quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp như:

Việc quản lý và sử dụng đất nông, lâm nghiệp cũng còn nhiều bất cập, chưa mang lại hiệu quả cao. Theo tính toán của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, tốc độ tăng hệ số sử dụng đất lúa giảm từ 2,15% giai đoạn 1990 - 2000 xuống còn -0,03% giai đoạn 2000 - 2009, do đó tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng của hệ số sử dụng đất giảm từ 40,4% giai đoạn 1990

- 2000 xuống còn -1,5% giai đoạn 2000 - 2009. Ngành Lâm nghiệp với diện tích lớn, chiếm gần 14 triệu ha, nhưng có đóng góp rất nhỏ cho GDP (tính giá trị kinh tế đơn thuần chỉ khoảng 1%; nếu tính cả giá trị kinh tế và giá trị môi trường thì khoảng 3 - 4%). Đến nay, chưa có kết quả nghiên cứu cụ thể nhưng chắc chắn hệ số này không tăng, thậm chí còn tiếp tục giảm sút.

Những hạn chế, yếu kém trên, một phần là do nguồn gốc lịch sử đất nông, lâm nghiệp và pháp lý rất phức tạp do chính sách đất nông, lâm nghiệp biến đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử với các chế độ sở hữu và cơ chế quản lý đất nông, lâm

nghiệp khác nhau, nhất là do chuyển từ mô hình quản lý hành chính kinh tế kế hoạch hoá (quan liêu, bao cấp) sang cơ chế quản lý thích hợp với thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Phần khác, nguyên nhân của yếu kém kể trên là do một số chủ trương, chính sách đất nông nghiệp của Đảng ta chậm được đổi mới, cơ chế quản lý của Nhà nước đối với đất nông nghiệp chưa thật sự hợp lý, nhất là hệ thống chính sách, pháp luật về đất nông nghiệp hiện hành vừa phức tạp, vừa chồng chéo, vừa lạc hậu so với thực tiễn nên khó thực hiện, đồng thời tạo nhiều kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng. Do vậy, cần có sự đánh giá đúng về thực trạng công tác quản lý đất nông nghiệp của nhà nước để từ đó đưa ra các chính sách kịp thời khắc phục (Nguyễn Đức Khả, 2003).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)