Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp tại huyện Cao Phong
4.1.3. Thực trạng lập quy hoạch sử dụng đất, quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng
sử dụng đất nông, lâm nghiệp
Theo quy định của Luật đất đai năm 2003, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, UBND huyện Cao Phong đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập Quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn huyện Cao Phong, chủ trì lập Quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Cao Phong, phối hợp lập Quy hoạch sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Cao Phong. Quy hoạch 3 loại rừng được phê duyệt theo Quyết định số 676/QĐ-UBND ngày 03-4-2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Hòa Bình (trong đó bao gồm huyện Cao Phong); Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2020) được phê duyệt tại Quyết định số 3007/QĐ-UBND ngày 19-11-2013 của UBND tỉnh Hoà Bình; Quy hoạch đất trồng lúa được phê duyệt tại Quyết định số 2296/QĐ-UBND ngày
30/12/2014 về việc phê duyệt quy hoạch đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030 (trong đó bao gồm huyện Cao Phong).
Bảng 4.5. Cơ cấu sử dụng đất nông, lâm nghiệp trước và sau quy hoạch huyện Cao Phong
Mục đích sử dụng Hiện trạng năm 2010 Quy hoạch đến năm 2020
Hiện trạng so với quy hoạch
Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tăng (+), giảm (-)
I. Đất nông, lâm nghiệp 17.669,36 100,00 19.684,92 100,00 2.015,56
1. Đất sản xuất nông nghiệp 3.964,09 22,43 4.000,02 20,32 35,93
- Đất trồng cây hàng năm 3.400,06 19,24 3.333,35 16,93 -66,71
+ Đất trồng lúa 1.147,82 6,50 1.120,28 5,69 -27,54
+ Đất trồng cây hàng năm khác 2.252,24 12,75 2.213,07 11,24 -39,17
- Đất trồng cây lâu năm 564,03 3,19 666,67 3,39 102,64
2. Đất lâm nghiệp 13.627,54 77,13 15.607,47 79,29 1.979,93
- Đất rừng phòng hộ 7.427,05 42,03 6.035,00 30,66 -1.392,05
- Đất rừng sản xuất 6.200,49 35,09 9.572,47 48,63 3.371,98
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 77,73 0,44 77,43 0,39 -0,30
4. Đất nông nghiệp khác
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Phong (2017)
Trong mỗi thời kỳ, UBND huyện Cao Phong đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tổ chức thực hiện và đã có những điều chỉnh phủ hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể hoá các mục tiêu Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất trồng lúa gắn liền với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chung của toàn huyện, đây là căn cứ để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Cao Phong.
Căn cứ trên định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành nông, lâm nghiệp trong thời gian tới, quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp được thể hiện trong bảng 4.5 về cơ cấu sử dụng đất nông, lâm nghiệp trước và sau quy hoạch huyện Cao Phong.
Bảng 4.6. Diện tích đất nông, lâm nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Chỉ tiêu chuyển đổiMã đất chuyển đổi (ha)Diện tích
I. Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp NNP/PNN 542,70
1. Đất lúa nước DLN/PNN 27,54
2. Đất cây hàng năm khác HNK/PNN 204,17
3. Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN 82,36
4. Đất rừng phòng hộ RPH/PNN 59,20
5. Đất rừng sản xuất RSX/PNN 169,13
6. Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS/PNN 0,30
II. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ
đất nông nghiệp 1.824,51
1. Đất trồng lúa nước còn lại chuyển sang đất
trồng cây lâu năm LUK/CLN 0,00
2. Đất trồng cây hàng năm còn lại chuyển sang
đất trồng cây lâu năm HNC/CLN 165,00
3. Đất có rừng tự nhiên phòng hộ chuyển sang
đất có rừng tự nhiên sản xuất RPN/RSN 320,42
4. Đất có rừng trồngphòng hộ chuyển sang đất
có rừng trồng sản xuất RPT/RST 653,17
5. Đất khoanh nuôi rừng phòng hộ chuyển sang
đất khoanh nuôi rừng sản xuất RPK/RSK 280,70
6. Đất trồng rừng phòng hộ chuyển sang đất
trồng rừng sản xuất RPM/RSM 405,22
Như vậy, theo quy hoạch đến năm 2020, diện tích đất nông, lâm nghiệp tăng 2.015,56 ha so với năm 2010 (trong đó giảm 2.388,21 ha sang mục đích phi nông nghiệp và tăng 4.403,77 ha từ đất đồi núi chưa sử dụng). Trong đó, loại đất rừng phòng hộ giảm nhiều nhất 1.392,05 ha (chủ yếu chuyển sang rừng sản xuất), tiếp đến loại đất trồng cây hàng năm giảm 66,71 ha. Đất trồng cây hàng năm giảm chủ yếu chuyển sang nhóm đất phi nông nghiệp để phát triển hạ tầng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng sử dụng mục đích trồng cây lâu năm tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2016 (giá so sánh 2010) đạt 583,56 tỷ đồng, năm 2017 đạt 818,71 tỷ đồng, tăng 10,45% so với năm 2016.
Thu ngân sách trên địa bàn tăng: 8,4%/năm (Kế hoạch: 7,5%/năm). Sản lượng lương thực ổn định 14,5 - 15,5 ngàn tấn (Kế hoạch: 14 ngàn tấn trở lên). Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 27,7 triệu đồng/năm (Kế hoạch: 27,0 triệu đồng/năm).
Để thực hiện thắng lợi dự kiến đó, phương án quy hoạch đất nông, lâm nghiệp sẽ có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng như sau:
Trong những năm tới, huyện sẽ đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giảm dần diện tích đất trồng cây hàng năm khác sang đất trồng cây lâu năm có giá trị cao hơn. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp được thực hiện trong kỳ quy hoạch (2011-2020)
nhưng chủ yếu thực hiện trong 5 năm đầu kỳ (2011-2015). Phương hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng như trên là một hướng đi đúng đắn và hợp lý nhằm khai thác tối đa diện tích đất nông, lâm nghiệp đảm bảo hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện đời sống của người nông dân và giữ vững môi trường sinh thái trên địa bàn huyện, môi trường sinh thái của Cao Phong là hạt nhân môi trường sinh thái tỉnh Hoà Bình.
“Công tác quy hoạch đất đai nhìn chung còn nhiều tồn tại, nhiều khi quy hoạch vùng dự án nhưng thực hiện không đúng tiến độ gây ảnh hưởng đến người dân. Các xã nhiều khi không hiểu hết văn bản nên quy hoạch chưa được đồng bộ. UBND huyện cũng đã
chỉ đạo phòng tài nguyên, phòng nông nghiệp và các phòng chức năng, UBND các xã thực hiện rà soát tất cả những tồn tại để công tác quy hoạch diễn ra đồng bộ hơn”.
Nhìn chung công tác quy hoạch đã có nhiều chuyển biến, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều điểm còn chậm sửa đổi, không phù hợp, thực hiện quy hoạch chậm, một số dự án treo chậm triển khai làm ảnh hưởng đến quyền của người sử dụng đất.
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tiến triển nhưng vẫn chưa thật sự đi sát thực tế, không phù hợp với điều kiện chung của huyện. Các xã, quy hoạch nông thôn mới không ăn khớp nhau, không thống nhất với quy hoạch sử dụng đất của huyện.