Nhóm yếu tố tự nhiên và kỹ thuật ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 93 - 95)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.4. Nhóm yếu tố tự nhiên và kỹ thuật ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nhà nước

nhà nước về đât nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong

Nhóm yếu tố này bao gồm: Tính chất đất, loại và giống cây trồng, cơ cấu mùa vụ, quy mô diện tích canh tác. Nhóm yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của của các hộ dân, có yếu tố quyết

định đến năng suất cũng như chất lượng của nông sản. Cho thấy cần phải có một quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chitiết phù hợp với điều kiện kinh tế và mô hình sản xuất của hộ gia đình, cá nhân.

Kết quả điều tra về nhóm yếu tố tự nhiên, kỹ thuật được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.20. Kết quả điều tra về nhóm các yếu tố tự nhiên và kỹ thuật

Các tiêu chí đánh giá Số phiếu Tỉ lệ (%)

1. Sự quan tâm đến chất đất 60 100,0 - Rất quan tâm 28 46,7 - Quan tâm 17 28,3 - Bình thường 12 20,0 - Ít quan tâm 3 5,0 - Rất ít quan tâm 0 0,0

2. Sự quan tâm đến lựa chọn loại cây trồng 60 100,0

- Rất quan tâm 11 18,3

- Quan tâm 33 55,0

- Bình thường 11 18,3

- Ít quan tâm 5 8,3

- Rất ít quan tâm 0 0,0

3. Sự quan tâm đến cơ cấu mùa vụ 60 100,0

- Rất quan tâm 9 15,0 - Quan tâm 37 61,7 - Bình thường 7 11,7 - Ít quan tâm 7 11,7 - Rất ít quan tâm 1 1,7 4. Diện tích canh tác 60 100,0 - Rất lớn (> 2000 m2) 9 15,0 - Lớn (1700 - 2000m2) 31 51,7 - Trung bình (1400-1699 m2) 12 20,0 - Nhỏ (1100 – 1399 m2) 7 11,7 - Rất nhỏ (<1100 m2) 1 1,7

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Qua bảng 4.19. Kết quả điều tra về nhóm các yếu tố tự nhiên và kỹ thuật cho thấy diện tích canh tác của hộ gia đình cá nhân trên địa bàn 03 xã được điều tra nói riêng, cũng như trên địa bàn huyện nói chung là tương đối lớn, diện tích canh tác nhỏ chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 1% trên tổng số hộ được điều tra. Qua đó

cho thấy diện tích để phục vụ cho công tác sản xuất nông, lâm nghiệp là tương đối phù hợp. Bên cạnh đó nhằm thực hiện định hướng đổi mới trong sản xuất nông nghiệp với khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao thu nhập cho nông dân, sau khi hoàn thành dồn điền, đổi thửa, huyện

Cao Phong chỉ đạo các địa phương tăng cường tổ chức sản xuất lúa theo quy mô cánh đồng mẫu lớn. Hiện các cánh đồng mẫu lớn được nông dân huyện Cao Phong hưởng ứng mạnh mẽ và dần được phát triểntrên địabàn huyện.

Sự quan tâm đến chất đất, cơ cấu mùa vụ và việc lựa chọn giống lúa trên

địa bàn huyện cũng được quan tâm, chú trọng. Tỷ lệ sử dụng giống lúa thuần xác nhận, lúa lai hàng năm đạt khoảng 40%. Cơ cấu giống lúa gieo cấy ở vụ chiêm: Nhóm lúa thuần gồm Bắc thơm 7, Bắc thơm 9, Nàng Xuân, nhóm giống lúa lai gồm nhị ưu 838, BC15, Việt Hương chiếm, M1,Cơ cấu giống lúa gieo cấy ở vụ mùa: Nhóm giống lúa thuần Bắc thơm 7, Bắc thơm 9, Bắc ưu 903 kháng bạc lá, nhóm giống lúa lai Nhị ưu 838, thục hưng 6, TBR- 1, còn lại phần lớn diện tích là các giống địa phương do người dân tự để giống. Trong đó diện tích lúa lai chiếm khoảng 30%, lúa thuần giống xác nhận chiếm khoảng trên 10%, số diện tích còn lại chủ yếu là do người dân tự để giống, nhiều giống lúa đã qua sản xuất nhiều năm đã thoái hoá, nhiễm sâu bệnh nặng nên năng suất thấp, đang được dần thay thế bằng giống lúa mới chịu sâu bệnh tốt hơn, cho năng suất đạt hiệu quả cao hơn.

Đối với việc trồng cây lâu năm, cũng được người sử dụng đất lựa chọn các giống cây ăn quả năng suất cao và đạt chất lượng tốt để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh và hướng đến chế biến nước trái cây và xuất khẩu hoa quả tươi. Các giống cam chất lượng tốt như V2, cam đường canh, cam Xã Đoài, cam lòng vàng,… Bên cạnh đó các giống bưởi cũng được lựa chọn để trồng như bưởi ruột đỏ, bưởi diễn, bưởi da xanh,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)