Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp tại một số huyện trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 43 - 47)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp tại một số huyện trong

huyệntrong tỉnh và ngoài tỉnh.

2.2.2.1 Huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình

Kim Bôi là huyện miền núi của tỉnh Hoà Bình, nằm ở độ cao khoảng 310m so với mặt nước biển. Địa hình của huyện được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn 500m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bố khắp nơi trên địabàn huyện, có thể chia địa hình huyện Kim Bôi thành hai vùng.

Theo số liệu kiểm kê năm 2017 huyện Kim Bôi có diện tích đất tự nhiên (DTTN) là 54.950,64 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 42.255,51 ha, chiếm 76,90% DTTN; đất phi nông nghiệp 5068,62 ha, chiếm 9,22% DTTN; và đất chưa sử dụng 7626,51 ha, chiếm 13,88% DTTN. Diện tích rừng của huyện Kim Bôi đến năm 2017 là 35487,14 ha, chiếm 64,58% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện với độ che phủ đạt 48,0%. Đến nay trên địa bàn huyện có 22.563 ha rừng với trữ lượng gỗ khoảng 20.000m3. Ngoài ra, rừng Kim Bôi còn có nhiều bương, tre, nứa có thể khai thác khoảng 700.000 cây/năm.

Hiện nay, quỹ đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng được

khai thác, sử dụng hợp lý hơn. Việc giao đất sản xuất nông, lâm nghiệp ổn định cho nông dân theo Nghị định 64/NĐ-CP và cấp GCNQSD đất cho nhân dân đã giúp cho họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất một cách chủ động, đúng pháp luật.Nông dân thực sự yên tâm tập trung nguồn lực đầu tư khai thác ruộng đất, tích cực chuyển đổi đất cho nhau để đầu tư xây dựng cánh đồng có thu nhập cao. Hàng năm sản xuất nông nghiệp đã tạo ra một khối lượng nông sản lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội và nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Thực hiện đa dạng hoá các loại cây trồng đồng thời đưa các giống cây có năng suất, sản lượng cao vào sản xuất để tăng hệ số gieo trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thu nhập cho người dân.

Quá trình chuyển đổi mục đích từ đất nông, lâm nghiệp sang đất chuyên dùng có xu hướng tăng theo tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Sự gia tăng các loại đất chuyên dùng phù hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm tới, diện tích đất chuyên dùng sẽ còn tiếp tục tăng bởi huyện đang tập trung đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH, việc cân đối quỹ đất cho các

mục tiêu phát triển là vô cùng quan trọng, cần được đặt lên hàng đầu.

Song song với việc quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả, huyện Kim Bôi đã chú trọng nâng cao cả về số lượng cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức QLNN về đất đai tại các cấp. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn, thường xuyên thanh tra kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Hạn chế được tình trạng các hộ dân lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích, xử lý kịp thời đối với những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, giữ vững anh ninh trật tự, ổn định xã hội(Phan Huy Cường, 2015).

Một số bài học từ công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của huyện

Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình:

Một là, đẩy mạnh công tác cấp GCN quyền sử dụng đất nông, lâm nghiệp cho người dân giúp cho họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất một cách chủ động, đúng pháp luật. Nông dân thực sự yên tâm tập trung nguồn lực đầu tư khai thác ruộng đất, tích cực chuyển đổi đất cho nhau để đầu tư xây dựng cánh đồng mẫu lớn có thu nhập cao;

Hai là, lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp một cách khoa học, đồng bộ với các loại đất khác trong tổng thể chung phát triển kinh tế xã hộicủa địa phương;

Ba là, chú trọng nâng cao cả về số lượng cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức QLNN về đất đai nói chung cũng như đất nông, lâm nghiệp nói riêng tại các cấp;

Bốn là, thường xuyên thanh tra kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Từ đó, hạn chế được tình trạng các hộ dân lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích, xử lý kịp thời đối với những hành vi vi phạm.

2.2.2.2. Huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Đông Triều là huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, là trung tâm đầu mối giao thương với các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Hà Nội, thành phố Uống Bí và thành phố Hạ Long, với nhiều tuyến giao thông lớn như đường sắt, đường quốc lộ 18A, 18B, đường thuỷ nối liền các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và

các tỉnh lân cận.

dụng đất thực sự hiệu quả, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chủ động trong việc sử dụng đất nông, lâm nghiệp, góp phần tích cực trong việc

chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng xuất chất lượng sản phẩm, tạo lượng hàng hoá lớn cung cấp cho huyện Đông Triều và các huyện, thị, thành phố và các tỉnh lân cận. Theo số liệu thông kê năm 2010 thì tổng diện tích đất nông nghiệp là 27.877,42ha, trong khi đó mới giao cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng 26.076,37 ha, chiếm 93,54%, còn 6,46% chưa giao chủ yếu tập trung vào đất lâm nghiệp.

Công tác cấp GCN quyền sử dụng đất nông, lâm nghiệp đã được tiến hành một cách đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho người nông dân, đã cấp GCN 9.906,7 ha đất nông, lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân đạt tỷ lệ 83,71% diện tích đất nông, lâm nghiệp cần cấp GCN, với 28.284 GCN đã cấp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông, lâm nghiệp cần cấp GCN đạt tỷ lệ 85,03% số hộ gia đình, cá nhân cần cấp GCN.

Hệ thống Hồ sơ địa chính được chính quyền các cấp từ huyện đến các xã, thị trấn quản lý chặt chẽ và đầy đủ. Tuy nhiên do biến động đất đai trên địa bàn huyện trong mấy năm gần đây diễn ra mạnh, việc cập nhật thông tin không được thường xuyên, liên tục nên việc chỉnh lý biến động đất đai ở cơ sở còn chưa được kịp thời, chi tiết. Mặt khác, trên địa bàn huyện Đông Triều mới có 14/21 xã, thị trấn đã đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy, riêng thị trấn Đông Triều đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy từ tháng 6/2010, còn 7 xã chưa đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy tỷ lệ 1/1.000 đối với đất nông nghiệp (Phạm Tiến Phúc, 2012).

Tuy còn những mặt hạn chế nhưng công tác quản lý nhà nước về đât nông nghiệp của huyện Đông Triều đã đạt được những thành công đáng khích lệ. Để đạt được những thành công đó phải kể đến những quan điểm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp hợp lý của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh:

Một là, quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đảm bảo kết hợp giữa quyền sở hữu với quyền sử dụng và đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước;

Hai là, quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp đảm bảo kết hợp với vấn đề bảo vệ môi trường và các vấn đề xã hội;

Ba là, quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm trong việc quản lý nhà nước về đất nông, lâm

nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong

Từ thực tế những thành tựu đạt được của mộtsố tỉnh trong nước. Ta có thể rút ra một số kinh nghiệm cho huyện Cao Phong trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp:

Một là: Hệ thống chính sách và quản lý liên quan tới nông, lâm nghiệp cũng cần có những thay đổi kịp thời, chính sách phát triển nông, lâm nghiệp nên hướng vào sản xuất những nông, lâm sản có lợi thế.

Hai là:Quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp hợp lý là tiền đề cho việc sử dụng đất nông, lâm nghiệp một cách tiết kiệm, đạt hiệu quả cao.

Ba là: Phát triển công nghiệp chế biến tạo ra giá trị gia tăng cao và tạo đầu

ra ổn định hơn cho ngành trồng trọt và chăn nuôi.

Bốn là: Sự ủng hộ của nhân dân, nếu có sự ủng hộ của nhân dân, cùng đồng sức đồng lòng cùng chính quyền và doanh nghiệp thì những dự án mang tính đột phá mới thành công.

Năm là: Đào tạo nâng cao năng lực trình độ cán bộ, cần có những hoạch định mang tính chiến lực, nâng cao công tác tham mưu, tổng hợp báo cáo, xây dựng cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý đất nông, lâm nghiệp.

Sáu là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai cũng như các Nghị định, Thông tư, các quyết định pháp quythông qua các cuộc họp, thảo luận, các phương tiện thông tin đại chúng.

Bảy là: Quan tâm đến đầu tư ngân sách phát triển hơn nữa cho lĩnh vực đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)