Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp tại huyện Cao Phong
4.1.4. Thực trạng giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông, lâm
lâm nghiệp
4.1.4.1. Giao đất, cho thuê đất
Việc giao đất cho thuê đất nông, lâm nghiệp đã được triền khai vào những năm 90 của thế kỷ trước trên địa bàn cả nước.Tính đến năm 2017, việc giao đất, cho thuê đất nông, lâm nghiệp cơ bản hoàn thành và ítphải điều chỉnh.
Thực hiện theo quy định của các cấp, đặc biệt là Nghị định số 64-CP ngày
27/9/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 02-CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, họ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. UBND huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác giao đất và cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lâu dài trên địa bàn toàn huyện. Kết quả đạt được cụ thể là:
Nhờ vào sự nỗ lực của các ban ngành hữu quan, các cán bộ địa chính và sự phối hợp nhịp nhàng của các xã, việc giao đất nông nghiệp đã cơ bản hoàn thành. Theo thống kê, số hộ gia đình cá nhân đã được giao đất sản xuất nông, lâm nghiệp là 9.116 hộ gia đình cá nhân (tương đương 38.289 người), số lượng người sử dụng đất nông, lâm nghiệp chiếm 87,84% dân số trên địa bàn toàn huyện, với diện tích đất nông, lâm nghiệp được giao là 13.008,17 ha
chiếm 60,29% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện (Còn lại chủ yếu là đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất giao cho Ban quản lý rừng, UBND cấp xã và tổ chức kinh tế quản lý, sử dụng).
Qua đó cho thấy thu nhập từ hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, song các hoạt động tạo thu nhập từ bên ngoài hộ ngày càng đóng góp
nhiều vào thu nhập của hộ gia đình. Như các hoạt động từ công nghiệp, dịch vụ do quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo sức hút lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển sang.
Bảng 4.7. Thống kê số lượng tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông, lâm nghiệp
STT Mục đích sử dụng đất Tổng sốHộ gia đình cá nhân (Hộ) UBND cấp xã(Tổ chức) Tổ chức khác (Tổ chức) Cộng đồng dân cư (Tổ chức)
1 Đất sản xuất nông nghiệp 5.939 5.926 13
2 Đất lâm nghiệp 3.125 3099 12 2 12
3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 103 91 12
4 Đất nông nghiệp khác 1 1
5 Tổng số 9.168 9.116 37 3 12
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Phong (2017) Tiến hành điều tra 9 xã và thị trấn, trong đó chọn ra 03 xã tiêu biểu để đánh
giá về số người, số hộ sử dụng đất nông, lâm nghiệp là Tây Phong, Đông Phong và
Bắc Phong (các xã này không có hộ sử dụng đất nông nghiệp khác) thì tỷ lệ số hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông, lâm nghiệpchiếm tỷ lệ khá cao gần 100% số hộ được hỏi đều có sử dụng đất nông, lâm nghiệp (xã Tây Phong chiếm 97,57%, xã
Đông Phong chiếm 98,25%, xã Bắc Phong chiếm 98,59%; Tổng số ở dòng 4 tại Bảng 4.8 là thống kê số hộ sử dụng đất nông, lâm nghiệp theo xã, không phải tổng số hộ cộng dồn theo từng loại đất trong nhóm đất nông, lâm nghiệp).
Bảng 4.8. Thống kê số hộ gia đình cá nhân sử dụng đất nông, lâm nghiệp
năm 2017
TT Mục đích
SDĐ
Xã Thung Nai (hộ) Xã Bắc Phong (hộ) Xã Yên Lập (hộ) Tổng số GĐCNSố hộ Tỷ lệ (%) Tổng số GĐCNSố hộ Tỷ lệ (%) Tổng số GĐCNSố hộ Tỷ lệ (%) 1 Đất sản xuất nông nghiệp 717 717 100 381 381 100 789 789 100 2 Đất lâm nghiệp 801 801 100 505 505 100 946 946 100 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 12 12 100 9 9 100 5 5 100 4 Tổng số 844 1.530 506 895 1.052 1740
b. Chuyển mục đích sử dụng đất
Tình hình sử dụng đất luôn luôn ở thể động, sự vận động liên tục và phức tạpấy sẽ rất khó kiểm soát nếu không có cơ chế quản lý chặt chẽ.
Từ khi Luật đất đai 2003 được ban hành và hiện nay đang thực hiện Luật Đất đai năm 2013, hầu hết các trường hợp chuyến mục đích sử dụng đất trong
nhóm đất nông, lâm nghiệp là bắt buộc phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặc biệt là đất trồng lúa nước, đất trồng rừng (trừ trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong loại đất trồng cây hàng năm). Thời gian gần đây, việc chuyển mục đích các loại đất trong nhóm đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong diễn ra khá phổ biến, tự phát chủ yếu là chuyểnđất trồng rừng sang đất trồng cây lâu năm nhưng chưa thực hiện thủ tục rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng (điều chỉnh giảm diện tích đất quy hoạch 3 loại rừng) và không
thực hiện thủ tục xin phép theo quy định của Luật Đất đai.
Bảng 4.9. Biến động đất nông, lâm nghiệp giữa 2 kỳ kiểm kê vừa qua
Loại đất Diện tích (ha) Tăng (+),
Năm 2010 Năm 2014 giảm (-)
I. Đất nông, lâm nghiệp 17.669,36 21.636,64 3.967,28
1. Đất sản xuất nông nghiệp 3.964,09 8.600,22 4.636,13
- Đất trồng cây hàng năm 3.400,06 5.911,85 2.511,79
+ Đất trồng lúa 1.147,82 1.043,64 -104,18
+ Đất trồng cây hàng năm khác 2.252,24 4.868,21 2.615,97
- Đất trồng cây lâu năm 564,03 2.688,37 2.124,34
2. Đất lâm nghiệp 13.627,54 12.985,13 -642,41
- Đất rừng phòng hộ 7.427,05 5.721,37 -1.705,68
- Đất rừng sản xuất 6.200,49 7.263,76 1.063,27
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 77,73 28,17 -49,56
4. Đất nông nghiệp khác 23,12 23,12
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Phong (2017) Qua bảng biến động đất nông, lâm nghiệp giữa 2 kỳ kiểm kê của năm 2014 và năm 2017 cho thấy đất trồng cây lâu năm tăng 2.124,34 ha, chủ yếu lấy từ đất lâm nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng cây hàng năm khác (trong đó có một phần từ việc chuyển mục đích đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm).Bởi vậy, trong những năm tới UBND huyện Cao Phong cần có những biện pháp chấn chỉnh, việc sử dụng đất nông, lâm nghiệp của huyện theo đúng
quy hoạch 3 loại rừng, quy hoạch sử dụng đất đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo lĩnh vực nông, lâm nghiệp phát triển ngày càng nâng cao hiệu quả, xóa đói giảm nghèo, giữ ổn định môi trường sinh thái.
Bên cạnh đó hàng năm có một phần diện tích đất nông, lâm nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp để phát triển hạ tầng, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, phát triển khu dân cư… Quan sát Bảng tổng hợp diện tích đất nông, lâm nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp dưới đây ta có thể thấy xu hướng trong những thời gian tới.
Bảng 4.10. Diện tích đất nông, lâm, ngư nghiệp chuyển sang hình thức sử
dụng khác
Loại đất 2015 Diện tích (ha)2016 2017 Tổng
1. Đất sản xuất nông nghiệp 116,66 3,34 16,0 136,0
- Đất trồng cây hàng năm 0,73 3,08 7,19 11,0
+ Đất trồng lúa - 0,78 1,86 2,64
+ Đất trồng cây hàng năm khác 0,73 2,30 5,33 8,36
- Đất trồng cây lâu năm 115,93 0,26 8,81 125,0
2. Đất lâm nghiệp 17,57 1,90 23,13 42,6
- Đất rừng phòng hộ - - 0,01 0,01
- Đất rừng sản xuất 17,57 1,90 23,12 42,59
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản - - 0,21 0,21
Tổng 134,60 6,80 42,8 184,2 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Phong (2017)
Những con số trên cho thấy chủ trương của huyện Cao Phong là tiếp tục chuyển đối mục đích sử dụng đất nông, lâm nghiệp sang các mục đích khác với tổng diện tích trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017 là 184,2 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp là nhiều nhất 136 ha qua 3 năm; tiếp đến là diện tích đất lâm nghiệp chuyển sang hình thức khá là 42,6 ha’ đất nuôi trồng thủy sản chuyển đổi ít nhất với 0,21 ha.
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất nông, lâm nghiệp nhằm hợp lý hóa trong khai thác tiềm năng đất đai song việc chuyển đổi phảiquản lý chặt chẽ theo
Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo nền kinh tế của huyện đi đúng hướngvà ổn địnhmôi trường sinh thái.
Công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất của huyện Cao Phong không được người dân đánh giá cao, nhiều hộ dân bức xúc vì họ bị ảnh hưởng đến quyền lợi.
“Ruộng của chúng tôi đang cấy lúa, các cán bộ xã tâp trung lại nói là để xây nhà máy, họ nói sau này những ai có ruộng sẽ được đi làm công nhân, nhưng hơn một năm rồi mà không thấy triển khai xong, không biết đến bao giờ chúng tôi mới được đi làm”.
Ông Phạm Văn Hùng – Xã Tây Phong Các lãnh đạo huyện cũng như các xã cần phải ra soát để nắm rõ tất cả các tình hình về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai gây ảnh hưởng đến quyền lợi và kinh tế của người dân để có hướng giải quyết phù hợp với tình hình thực tế, tránh những bức xúc của người dân.