Thống kê, kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 81 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp tại huyện Cao Phong

4.1.7. Thống kê, kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

4.1.7.1. Thống kê, kiểm kê đất nông, lâm nghiệp

Công tác kiểm kê, thống kê được thực hiện đúng thời hạn, đúng quy định của nhà nước đặt ra, thực hiện đồng bộ các nội dung ở các xã, thị trấn.

Thống kê, kiểm kê được thực hiện theo định kỳ nhằm rà soát lại toàn bộ diện tích đất đai, nắm bắt được những nội dung cơ bản như: diện tích, đối tượng sử dụng đất, tình hình biến động đất đai trên phạm vi quản lý. Việc kiểm kê đất đai thực hiện định kỳ 5 năm, thống kê đất đai thực hiện định kỳ hàng năm, kết quả thống kê, kiểm kê đất đai là cơ sở hoạch định các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014; Kế hoạch số 02/KH-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài nguyên Môi trường về thực hiện Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014; Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2014 của UBND tỉnh Hoà Bình về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014. UBND huyện Cao Phong đã tổ chức kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện đến thời điểm ngày31 tháng 12 năm 2014 (năm 2014).

Sau thời gian thực hiện kiểm kê đất đai năm 2014 toàn huyện Cao Phong,

kết quả thu được là một hệ thống bảng biếu theo đúng quy định của Thông tư

28/2014/TT- BTNMT phản ánh hiện trạng đất đai trên địa bàn. Theo báo cáo

kiểm kê đất đai của huyện năm 2014 có thể thấy một số nét tiêu biểu của tình hình sử dụng đất nông, lâm nghiệp như sau:

Hiện trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp. Diện tích đất nông, lâm nghiệp toàn huyện là 21.636,64 ha chiếm 84,52% diện tích đất tự nhiên bao gồm 4 loại đất chính: Đất sản xuất nông nghiệp 8.600,22 ha; Đất lâm nghiệp 12.985,13 ha;

Đất nuôi trồng thủy sản 28,17 ha; Đất nông nghiệp khác 23,12 ha.

sử dụng đất nông, lâm nghiệp.

Các đối tượng sử dụng đất nông, lâm nghiệp cũng rất đa dạng bao gồm: Hộ gia đình, cá nhân chiếm tỷ lệ diện tích nhiều nhất (13.008,17 ha chiếm 60,12%

diện tích đất tự nhiên), UBND cấp xã, tổ chức kinh tế và các tổ chức khác.

Biến động đất nông, lâm nghiệp năm 2014 so với năm 2010 và so với

2005. Tình hình biến động đất nông, lâm nghiệp theo chiều hướng tăng dần, chủ yếu do đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng mục đích nông, lâm nghiệp, đặc biệt sử dụng mục đích lâm nghiệp.

Tuy nhiên bên cạnh những thành công đã đạt được vẫn còn những hạn chế,

cụ thểnhư:

- Hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện

còn chưa chính quy, đồng bộ, việcđăng ký biến động,chỉnh lý biến động không đượcthực hiện thường xuyên.

- Công tác dồn điền đổi thửa chưa được thực hiện, tình trạng manh mún ruộng đất vẫn còn tồn tại.

- Tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,quy hoạch 3 loại rừng, chuyển nhượng QSD đất trái phép, lấn chiếm, chiếm dụng đất đai vẫncòn diễn ra ở một số nơi chậm được xử lý.

- Trình độ chuyên môn cán bộ địa chính cấp xã cũng như việc đầu tư cho công tác quản lý đất đai tại một số địa phương còn hạn chế.

4.1.7.2. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp

Năm 2014, huyện Cao Phong đã hoàn thành tổng hợp kiểm kê đất đai theo định kỳ và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo 21/CT-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014. Kết quả đạt được là

huyện đã lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất của 13/13 đơn vị hành chính cấp xã (1 thị trấn và 12 xã). Trên cơ sở đó huyện đã tổng hợp số liệu và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của toàn huyện theo đúng quy định.

Xây dựng bản đồ địa chính và bản đồ hiện trạng sử dụng đất là công việc phức tạp liên quan đến rất nhiều lĩnh vực đòi hỏi phải có chuyên môn, kỹ thuật và kinh phí lớn. Tuy nhiên, tất cả các địa phương đều phải tiến hành công việc này bởi lợi ích của nó mang lại không hề nhỏ cho công tác quản lý đất đai. Việc điều chỉnh, bổ sung, cập nhật bản đồ cũng được thực hiện thường xuyên để hoàn

thiện hơn hồ sơ địa chính. Năm 2014, sau khi có kế hoạch kiểm kê đất đai của UBND tỉnh, UBND huyện Cao Phong đã tổ chức Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai và

xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 và công tác bắt đầu triển khai từ ngày 01/11/2014 và hoàn thành vào ngày 30/06/2015 đối với cấp xã. Việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của huyện Cao Phong nhằm các mục đích sau:

- Thế hiện toàn bộ quỹ đất của huyện năm 2014 theo đúng vị trí, diện tích, loại đất, đối tượng sử dụng theo quy định của Luật đất đai 2013 và hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường trên bản đồảnh tỷ lệ 1/10.000.

- Thu thập tài liệu xây dựng hệ thống thông tin cơ bản đáp ứng nhu cầu quản lý đất đai của huyện Cao Phong. Nắm được số liệu đầy đủ và thống nhất về quỹ đất phục vụ lập quy hoạch sử dụng đất và kiểm tra quá trình thực hiện quy hoạch. Những tài liệu này còn phục vụ các ngành khác. Đặc biệt, nó là cơ sở để chỉnh lý, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho kỳ kiểm kê kế tiếp.

Dựa trên Bản đồ địa giới hành chính huyện Cao Phong, bản đồ địa hình nền, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của 13 xã, thị trấn, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 được thành lập. Bản đồ này được xây dựng ở dạng số hóa tỷ lệ 1/10.000, ứng dụng công nghệ tin học và sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên ngành đảm bảo chất lượng, hoàn thành đúng tiến độ. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện thể hiện được các loại đất một cách chính xác và

sát thực nhất giúp UBND huyện quản lý đất đai chặt chẽ hơn. UBND huyện cũng dựa trên đó đê lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)