Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 58 - 59)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Để nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bố, các số liệu báo cáo lấy từ phòng thống kê, các ban ngành của huyện. Được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 3.6. Thu thập thông tin thứ cấp

STT Thông tin/số liệu cần thu thập Nguồn thông tin /số liệu PP thu thập

1

Thông tin về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, việc làm và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động

nông thôn.

Sách chuyên ngành, báo, website có liên quan. Sách tham khảo. Tìm đọc các văn bản, sách, báo, website, tự tổng hợp thông tin 2

Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu tình hình đất đai; dân sốvà lao động; cơ sở hạ tầng;

tình hình phát

triển kinh tế.

UBND huyện Cao Phong, Phòng thống kê huyện Cao Phong

Tìm hiểu, thu thập và tổng hợp qua

các báo cáo hàng

năm.

3

Các thông tin liên quan đến: Hiệu quả quản lý nhà nước, tính chất đất, số lượng đơn thư, vi phạmtrong sử dụng đất

UBND huyện Cao Phong, Phòng Tài

nguyên và Môi trường huyện Cao Phong.

Tìm hiểu, chọn lọc và tổng hợp các

báo cáo

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Phát phiếu điều tra số liệu và thông tin

- Đối với người sử dụng đất nông, lâm nghiệp

Để tìm hiểu tình hình quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp và tình hình thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp, tôi tiến hành điều tra các nội dung sau: Tình hình chung của người được điều tra, diện tích đất nông, lâm nghiệp của hộ, tình hình sử dụng đất nông, lâm nghiệp của hộ, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, cũng như giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai.

- Đối với cán bộ địa chính cấp huyện, xã

Cán bộ cấp huyện, xã là trung gian thực hiện các giải pháp giải quyết tồn tại đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất nông, lâm nghiệp và có ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn.

Phỏng vấn sâu:

Để tìm hiểu thông tin từ các cán bộ địa chính cấp huyện, xã, tôi tiến hành điều tra phỏng vấn với các nội dung sau: Chức vụ, chức năng người được phỏng vấn, trình độ chuyên môn, thông tin về giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đang thực hiện, lấy ý kiến đánh giá và đề xuất của họ.

Để có thêm những thông tin chi tiết về tình hình sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong, Hòa bình tôi tiến hành phỏng vấn một số người dân đại diện để nghe họ mô tả một cách cụ thể à chi tiết.

* Phương pháp quan sát trực tiếp

Quan sát trực tiếp là quan sát một cách hệ thống các đối tượng, sự kiện, quá trình, quan hệ hoặc con người và sau đó người quan sát phải ghi chép lại những điều đã quan sát được. Đây là một phương pháp tốt để kiểm tra chéo thông tin thu được từ người được phỏng vấn.

Các phương pháp quan sát: + Đo đếm: sử dụng thước, cân.... + Ghi chép: sổ, giấy, biểu đồ, ảnh....

+ Sử dụng các giác quan trong khi quan sát: ngửi, nghe, nhìn, sờ.... + Sử dụng một số câu hỏi để kiểm tra

+ và các phương pháp khác: quan sát theo địa điểm, quan sát bề ngoài, quan sát các sự kiện diễn ra xung quanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)