Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2.6. Đơn vị quản lý nhà nước có ảnh hưởng như thế nào tới quản lý nhà nước về đất
4.2.6.1. Tổ chức bộ máy
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Phong là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu. Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Cao Phong thuộc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Hoà Bình (Cơ quan này thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) là cơ quan dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện việc đăng ký sử dụng đất, chỉnh lý biến động về sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính; giúp Uỷ ban nhân dân huyện Cao Phong và Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Bộ máy quản lý đất đai của huyện bao gồm:
- Phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
- Công chức địa chính cấp xã của 12 xã, và 01 thị trấn. Về tổ chức biên chế gồm:
- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Có 01 Trưởng phòng, 01 Phó trưởng phòng và 05 công chức.
- Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai: Có 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, 03 viên chức và 04 hợp đồng lao động.
- Công chức địa chính cấp xã: Có 26 công chức (mỗi đơn vị hành chính cấp xã có 02 công chức).
Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Có 01 thạc sĩ, 04 đại học, 01 cao đẳng và 01 trung cấp.
- Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai: Có 05 đại học, 02 cao đẳng và 01 trung cấp.
- Công chức địa chính cấp xã: Có 06 đại học, 03 cao đẳng và 17 trung cấp. Trong quá trình thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai, hàng năm cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện định kỳ được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản mới liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai.
Bảng 4.23. Đánh giá của người dân về năng lực cán bộ quản lý nhà nước về
đất nông, lâm nghiệp tại địa phương
Các tiêu chí đánh giá Số phiếu Tỉ lệ (%)
- Rất tốt 1 1,7 - Tốt 20 33,3 - Trung bình 34 56,7 - Kém 5 8,3 - Rất kém 0 0,0 Tổng số 60 100,0
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Kết quả khảo sát hộ dân về đánh giá cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có ảnh hưởng tớiquản lý nhà nước về đất nông, lâm nghệp ở địa phương được đánh giá ở mức tốt và trung bình với tỷ lệ cao: 33,3% đánh giá ở mức tốt và 56,7% được đánh giá ở mức trung bình, ở mức kém chỉ có 8,30% và mức rất kém là
0%. Từ đó ta thấy việc sắp xếp, bố trí cán bộ quản lý nhà nước về đất đai từ huyện xuống các xã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý, việc sắp xếp cán bộ như thế nào cho phù hợp với vị trícông việc của từng cán bộ để đạt hiệu quả cao nhất là một vấn đế rất đáng quan tâm và phải tập trung giải quyết để khâu tổ chức cán bộ đạt hiệu quả cao nhất.
4.2.6.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về đất nông,
lâm nghiệp
hạn, cụ thể:
- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực đất nông, lâm nghiệp.
- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường; theo dõi thi hành pháp luật về đất nông, lâmnghiệp.
- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được
phê duyệt.
- Thẩm định hồ sơ về giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện.
- Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền.
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên đất, tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên.
- Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi
trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý các nguồn tài chính và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Cao Phong có nhiệm vụ và quyền hạn, cụ thể:
- Thực hiện việc đăng ký đất được Nhà nước giao cho các tổ chức quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thực hiện việc cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thực hiện việc đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao cho các tổ chức quản lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính; tiếp nhận, quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
- Cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; chỉnh lý bản đồ địa chính; trích lục bản đồ địa chính.
- Kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của phápluật.
- Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.
- Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.