Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp tại huyện Cao
4.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý đất nông, lâm
nông, lâm nghiệp
Đất đai nói chung và đất nông, lâm nghiệp nói riêng đối với mỗi địa phương đều là tài sản quý giá và tình hình sử dụng hết sức phức tạp nên để quản lý được chặt chẽ cần có một đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và chất lượng mới có thế đảm đương được nhiệm vụ nặng nề đó. Tập trung vào con người luôn là một
chiến lược đúng đắn bởi con người là trung tâm của xã hội, là động lực của sự phát triển nên nhân tố con người cần phải đặt lên vị trí hàng đầu. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ địa chính của huyện Cao Phong còn thiếu và không đồng đều. Đội ngũ cán bộ của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phần lớn là trẻ, năng động, nhiệt tình, sáng tạo, có trình độ chuyên môn nhưng kinh nghiệm công tác chưa nhiều.
Bên cạnh đó là đội ngũ công chứcđịa chính xã, thị trấn chuyên môn yếu, tuy đã qua đào tạo trình độtrung cấp trở lên, nhưng do tuổi đời tương đối cao, thâm niên quản lý đất đai ít do thiên chuyển cán bộ, không đủ khả năng giải quyết những công việc phức tạp. Thông qua thực tế này, trong những năm tới
UBND huyện Cao Phong cần nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý đất đai. Muốn làm được việc này, cần có những bước đi cụ thể, tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ địa chính toàn huyện, hoặc luôn
chuyển, bổ sung nguồn nhân lực mới. Đối với cán bộ của Phòng Tài nguyên
và Môi trường, UBND huyện tích cực tuyên truyền ý thức tự học và cần tạo điều kiện về thời gian và kinh phí khuyến khích các cán bộ đi học thêm trình độ đại học và sau đại học.
Đối với công chức địa chính xã, UBND huyện cần đẩy mạnh việc mở các lóp tập huấn pháp luật, tập huấn chuyên môn nâng cao trình độ cho cán bộ. Ngoài ra, huyện cũng cần có chính sách khuyến khích cán bộ xã đi học thêm để bổ sung kiến thức, năng lực quản lý đủkhả năng nắm bắt được khoa học kỹ thuật về đo đạc, lưu trữ hồ sơ... Cán bộ địa chính không những phải giỏi về chuyên môn mà còn cần phải có kiến thức tổng họp để kịp thời vận dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công việc của mình. Bởi vậy, huyện cần đào tạo đội ngũ cán bộ toàn diện thông qua việc mở rộng các lớp ngoại ngữ, tin học cho cán bộ công chức ngành Địa chính.
Việc bố trí cán bộ cũng cần có sự thay đổi. Thực tế, mỗi cán bộ của Phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Phong được phân công quản lý mộtsố xã,
thị trấn của huyện. Mọi vấn đề về đất đai của xã, thị trấn đó đều tập trung vào một cán bộ là quá nặng nề gây quá tải công việc nhất là những địa bàn rộng, phức tạp. Bởi vậy cần phải giải tỏa áp lực công việc đối với họ, có thể bổ sung
cán bộ quản lý cho các xã có khối lượng công việc lớn hoặc kết hợp công việc của những đơn vị hẹp, đơn giản với đơn vị phức tạp để bố trí hợp lý cho cán bộ. Công việc đối với cán bộ địa chính xã hiện cũng quá tải, khối lượng công việc
lớn khiến họ không thế hoàn thành dứt điểm công việc buộc phải kéo dài thời gian làm chậm tiến độ chung của toàn huyện.
Qua thực tế đó có thể thấy lực lượng cán bộ địa chính của huyện vẫn còn thiếu và cần được bổ sung. Để xây dựng được đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nhiệt tình trong công việc huyện cần có chính sách thu hút nhân tài, có cơ chế tuyển dụng phù hợp để chọn lọc được những người vừa có đức vừa có
tài bổ sung vào đội ngũ cánbộ làm tăng nội lực của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.
Bổ sung và nâng cao năng lực côngchức trong quản lý đất đai là nhiệm vụ quan trọng, là giải pháp khả thi và cần phải thực hiện ngay đế đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong trong
thời kỳ tới.