Tình hình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 67 - 69)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp tại huyện Cao Phong

4.1.2. Tình hình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp huyện

dụng đất ở trên địa bàn huyện.

Thu hồi và giao 26,61 ha đất cho UBND huyện Cao Phong xây dựng các khu tái định cư di chuyển dân để xây dựng hạ tầng và xây dựng các công trình phát triển hạ tầng tại địa phương.

Trong thời gian tới đất nông, lâm nghiệp tiếp tục giảm, chuyển sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn huyện; bên cạnh đó việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển mục đích sử dụng đất trong nội bộ nhóm đất nông, lâm nghiệp sẽ tác động không nhỏ tới diện tích đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong.

4.1.2. Tình hình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp huyện Cao Phong huyện Cao Phong

4.1.2.1. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính đất nông nghiệp

Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá đất đai của huyện thực hiện rất tốt. Huyện đã và đang triển khai hệ thống bản đồ hiện đại số hoá phục vụ nhanh và hiệu quả hơn cho công tác quản lý. Tạo điều kiện cho việc quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính, giấy tờ sổ sách, dễ dàng cung cấp thông tin, trích lục khi cần thiết.

Huyện đã thiết lập được một bộ máy công tác quản lý Nhà nước mạnh mẽ, bước đầu giải quyết xây dựng hồ sơ sổ sách tồn đọng từ trước đến nay. Huyện đã xây dựng được hệ thống hồ sơ địa chính, cập nhập những biến động, thay đổi của đất đai trong huyện. Tuy nhiên đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện (trừ thị trấn Cao Phong) chưa được đo đạc địa chính chính quy cũng làm cho công tác quản lý đấtđai chưa được hiện đại theo công nghệ số.

Đến nay, huyện Cao Phong đã triển khai, hoàn thành đo đạc lập bản đồ địa chính thị trấn Cao Phong (bao gồm đất nông, lâm nghiệp lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1.000) và toàn bộ đất lâm nghiệp lâm nghiệp trên địa bànhuyện lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10.000. Công tác đo đạc địa chính thị trấn Cao Phong hoàn thành năm 1992; đo đạc địa chính đất lâm nghiệp theo "Quyết định 672/QĐ-TTg ngày 28 tháng

4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt hai Dự án thành lậpbản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho 8 tỉnh miền núi phía Bắc, duyên hải Bắc Trung bộ và 9 tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ", hoàn thành năm 2012 và cấp giấy chứng nhận hoàn thành năm 2014.

Kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý theo công nghệ số, hướng tới xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn tỉnh; cung cấp cho các nhà quản lý các cấp các thông tin cần thiết liên quan đến việc quy hoạch sử dụng đất, quản lý đất đai theo một hệ thống chung.

Bảng 4.4. Tình hình lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000Mục đích sử dụng đất Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Lập BĐĐC Tỷ lệ (%) Năm 2017 Tỷ lệ 1/1.000 Tỷ lệ 1/10.000 Tổng

Đất nông, Lâm nghiệp 21.574,49 758,72 12.942,53 13.701,25 63,51

1. Đất sản xuất nông nghiệp 8.580,88 755,52 755,52 8,80

- Đất trồng cây hàng năm 5.901,58 0,49 0,49 0,01

- Đất trồng cây lâu năm 2.679,30 755,03 755,03 28,18

2. Đất lâm nghiệp 12.942,53 12.942,53 12.942,53 100,00

- Đất rừng phòng hộ 5.721,36 5.721,36 5.721,36 100,00

- Đất rừng sảnxuất 7.221,17 7.221,17 7.221,17 100,00

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 27,96 3,20 3,20 11,44

4. Đất nông nghiệp khác 23,12

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Phong (2017) Kết quả đo đạc và hoàn thành lập bản đồ địa chínhnhư trên là cơ sở để cơ quan nhà nước quản lý đất đai nắm chắc được quy mô, cơ cấu, phân bố, mục đích sử dụng các loại đất. Nhờ đó sẽ có cơ sở vững chắc để Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. Tuy nhiên, diện tích, tình hình sử dụng đất nông, lâm nghiệp luôn luôn biến đối nên số liệu đo đạc, hệ thống bản đồ hiện trạng cũ không còn đáp ứng đầy đủ cho công tác quản lý. Bởi vậy, sau khi hoàn thành kiểm kê đất đai năm 2014, tất cả diện tích các loại đất trong đó có đất nông, lâm nghiệp của huyện được chỉnh lý, bổ sung trên cơ sở địa giới hành chính được hoạch định theo chỉ thị của UBND tỉnh.

Công tác lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện còn nhiều tồn tại hạn chế, nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn hệ thống bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1.000 đo đạc theo công nghệ cũ, bản đồ tỷ lệ bản đồ 1/10.000 độ chính xác không cao. Mặt khác trình độ của cán bộ chuyên môn còn nhiều hạn chế nhất là cán bộ địa chính cấp xã. Do ngân sách địa phương còn khó khăn nên kinh phí sự nghiệp tài

nguyên và môi trường dành cho công tác này còn hạn chế. Theo lời của cán bộ địa chính huyện Cao Phong.

“Theo chỉ thị của UBND tỉnh Hòa Bình, chúng tôi đã tiến hành đo đạc và chỉnh lý tất cả các diện tích đất trong đó có đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn toàn huyện. Hiện nay Huyện đã và đang triển khai hệ thống bản đồ hiện đại số hoá phục vụ nhanh và hiệu quả hơn cho công tác quản lý. Tuy nhiên còn gặp rất nhiều khó khăn từ trình độ cán bộ địa chính nhất là cấp xã đến kinh phí thực hiện”.

Ông Lê Xuân Hà – Trưởng Phòng TN-MT huyện Cao Phong

Xây dựng bản đồ địa chính và bản đồ hiện trạng sử dụng đất là công việc phức tạp liên quan đến rất nhiều lĩnh vực đòi hỏi phải có chuyên môn, kỹ thuật và kinh phí lớn. Tuy nhiên, tất cả các địa phương đều phải tiến hành công việc này bởi lợi ích của nó mang lại không hề nhỏ cho công tác quản lý đất đai. Việc điều chỉnh, bổ sung, cập nhật bản đồ cũng được thực hiện thường xuyên để hoàn thiện, phục vụ công tác quản lý đất đai được tốt hơn.

Tình hình khảo sát, đo đạc bản đồ địa chính về đất nông, lâm nghiệp hiện nay đã được triển khai hệ thống bản đồ số hiện đại, phục vụ nhan công tác quản lý, tuy nhiên việc thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân do hệ thống máy móc thiết bị còn cũ, chưa đươc trang bị mới nhiều, trình độ của cán bộ địa chính, đặc biệt là của các xã còn thấp, kinh phí thực hiện còn hạn hẹp. Vì vậy để

làm tốt công tác trên cần phải có sự đầu tư về trang thiết bị và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã cho phù hợp với nhucầu thực tế toàn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)