Công tác tổ chức thực hiện của phòng tài nguyên môi trường huyện Cao Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 92 - 93)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.3. Công tác tổ chức thực hiện của phòng tài nguyên môi trường huyện Cao Phong

Cao Phong

Công tác tổ chức thực hiện của cơ quan nhà nước về quản lý đất đai trên

địa bàn huyện thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Công tác quy hoạch được tiến hành theo đúng trình tự, các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất do cấp tỉnh phân bổ cho cấp huyện,

trong đó các chỉ tiêu sử dụng đất thuộc nhóm đất nông, lâm nghiệp lớn hơn hoặc bằng chỉ tiêu cấp tỉnh phân bổ và các chỉ tiêu sử dụng đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp nhỏ hơn hoặc bằng chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh phân bổ. Công tác

này vừa đảm bảo được chỉ tiêucấp tỉnh phân bổ cho cấp huyện, vừa phù hợp với điều kiện địa hình kinh tế của địa phương nên có ảnh hưởng tích cực đến công tác quản lý sử dụng đất của địa phương. Tuy nhiên các chỉ tiêu sử dụng đất của quy quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn huyện không phù hợp với chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, nhưng chưa được triển khai điều chỉnh quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới theo quy định tại Khoản 9 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06-01-2017 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai "Nội dung quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện. Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì phải rà soát, điều chỉnh nội dung quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới để đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện".

Công tác tổ chức thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tối thiểu hoá các công đoạn thủ tục giấy tờ hỗ trợ người dân nhanh chóng có sổ để ổn định sản xuất. Việc tổ chức dựa trên quan điểm quản lý nhà nước về đất nông, lâm

nghiệp là phải quan tâm đến lợi ích của người nông dân nên rất được lòng dân và nhận được sự hỗ trợ ngược lại.

Bảng 4.19. Đánh giá của người dân về thời gian thực hiện các thủ tục quản

lý Nhà nước về đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện

Các tiêu chí đánh giá Số phiếu Tỉ lệ (%)

1. Thời gian thực hiện thủ tục cấp GCN QSDĐ nông,

lâm nghiệp 60 100,00

- Dài 22 36,70

- Vừa phải 31 51,70

- Ngắn 7 11,70

2. Thời gian thực hiện thủ tục chuyển nhượng,

chuyển mục đíchsử dụng đất 60 100,00

- Dài 17 28,30

- Vừa phải 38 63,30

- Ngắn 5 8,40

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Nhìn chung, qua điều tra hộ dân kết quả thể hiện trong bảng 4.20 về đánh giá

công tác thực hiện trong quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện cho thấy:

Về thời gian thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông, lâm nghiệp được các người dân đánh giá như sau: có 22/60 hộ đánh giá là thời gian cấp dài, chiếm 36,7%; có 31/60 hộ đánh giá thời gian thực hiện vừa phải chiếm 51,7%; còn lại chỉ có 7/60 hộ đánh giá là thời gian thực hiện ngắn chiếm 11,7%

Đối với thời gian thực hiện thủ tục chuyển nhượng mục đích quyền sử dụng đất có tới 17/60, chiếm 28,3% người đánh giá là thời gian làm thủ tục dài; 38/60 chiếm 63,3% số người được hỏi đánh giá thời gian làm thủ tục vừa phải, chỉ có 5/60, chiểm 8,4% số người được hỏi đánh giá là thời gian ngắn.

Công tác tổ chức thực hiện trong lĩnh vực quản lý đất nông, lâm nghiệp ở địa phương được đánh giá ở mức trung bình. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh tiếp tục hoàn thiện bộ máy, rút ngắn các thủ tục rườm rà đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)