Thực trạng giám sát, thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 83 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp tại huyện Cao Phong

4.1.8. Thực trạng giám sát, thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo

nại tố cáo và xử lý vi phạm trong sử dụng đất nông, lâm nghiệp

Đây là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, nó góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật qua đó ổn định trật tự xã hội. Trong những năm gần đây những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai như: sửdụng sai mục đích, lấn chiếm đất đai... vẫn còn xảy ra, làm cho công tác này trở nên nặng nề và rất khó khăn. Vì thế UBND tỉnh Hoà Bình cũng như UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc Phòng Tài nguyên và Môi trường tăng cường thanh tra, kiểm tra, giải quyết và xử lý triệt để những vụ việc liên quan đến đất đai. Do tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện làm cho quyền sử dụng đất ngày càng có giá nên những mâu thuẫn

về lợi ích giữa những người liên quan nảy sinh nhiều dẫn đến nhiều vụ việc

phức tạp và nghiêm trọng.

Trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2017 tổng số hộ, gia đình cá nhân vi phạm về đất nông, lâm nghiệp là 332 hộ trong đó chủ yếu là vi phạm về tự ý chuyển đổi mục đích từ đất lâm nghiệp sang đất trồng cây lâu năm và chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm: hộ gia đình cá nhân tự ý chuyển đổi mục đích từ đất lâm nghiệp sang đất trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện xảy ra 279 vụ. Ngoài ra còn các vi phạm khác như: tự ý làm nhà kiên cố, xây dựng lán trại, mua bán chuyển nhượng trái phép, lấn chiếm trên diện tích đất nông, lâm nghiệp, đất bưa bãi ven suối.

Bảng 4.13. Tổng hợp trường hợp vi phạm về đất nông, lâm nghiệp trên địa

bàn huyện Cao Phong năm 2015-2017

STT Tên xã Chuyển mục đích trái phép Lấn chiếm Mua bán, chuyển nhượng trái phép Số hộ Diện tích (ha) Số hộ Diện tích (ha) Số hộ Diện tích (ha) I Toàn huyện 279 139,49 18 2,73 35 17,59

II Điểm nghiên cứu

1 Xã Thung Nai 25 15,56 1 0,15

2 Xã Bắc Phong 15 9,13 1 0,50

3 Xã Yên Lập 31 17,21 3 0,45 2 1,20

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Phong (2017) Tại 03 xã chọn làm điểm nghiên cứu tình trạng vi phạm sử dụng đất nông, lâm nghiệp cũng phản ánh ở các mức độ khác nhau. Chi tiết được thể hiện tại bảng 4.12 Tổng hợp trường hợp vi phạm về đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong năm 2015-2017.

Qua bảng tổng hợp phát hiện vi phạm sử dụng đất nông, lâm nghiệp cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra đã đạt được những kết quả nhất định. Ngoài những đợt thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch định kỳ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, khi nhận được đơn, thư khiếu nại, tốt cáo hoặc phát hiện dấu hiệu vi phạm thì Thanh tra huyện Cao Phong triển khai mở các cuộc điều tra đột xuất kịp thời phát hiện các vi phạm và tiến hành xử lý. Sau khi tiến hành thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm thì những trường hợp vi phạm đều được

xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Bảng 4.14Bảng tổng hợp kết quả xử lý vi phạm về sử dụng đất nông, lâm

nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong năm 2015-2017

STT Tên xã Số hộ vi

phạm

Đã xử lý Chưa xử lý, xử lý chưa dứt điểm

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

I Toàn huyện 332 291 87,65 41 12,35

II Điểm nghiên cứu

1 Xã Thung Nai 26 24 92,31 2 7,69

2 Xã Bắc Phong 16 14 87,50 2 12,50

3 Xã Yên Lập 36 32 88,89 4 11,11 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Phong (2017) Tại 03 xã chọn làm điểm điều tra, xã Thung Lai là xã có tỷ lệ số hộ chưa xử lý, xử lý chưa dứt điểm thấp nhất (7,69%), còn 2/26 hộ vi phạm chưa xử lý dứt điểm nguyênnhân là do 2 hộ sử dụng đất trồng lúa nước đã tự ý chuyển mục đích sang trồng cây lâu năm (trồng cây cam).

Xã Yên Lập là xã có số hộ vi phạm về sử dụng đất nông, lâm nghiệp cao nhất tuy nhiên kết quả xử lý vi phạm lại chưa toàn diện, chỉ đạt 32/36 hộ vi phạm. Qua điều tra thì nguyên nhân chủ yếu trên địa bàn xã là do các hộ tự ý chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang trông cây lâu năm (trồng cây cam). Có những trường hợp vừa chấp hành xong lại tái phạm, cho thấy người sử dụng đất chưa nhận thức đầy đủvai trò của việc trồng rừng bảo về môi trường sinh thái; bên cạnh đó, vai trò của cơ quan quản lý đất đai, cơ quan quản lý nông, lâm nghiệp chưa thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong việc thực hiện các quy định vềsử dụng đất, bảo vệ và phát triển rừng.

Các trường hợp chuyển nhượng trái phép được xem xét và giải quyết bằng hình thức hợp pháp hóa. Một số trường hợp vi phạm do lấn chiếm, tranh chấp đất đai được giải quyết tại tòa án nhân dân huyện. Đối với các trường hợp vi phạm do xây dựng trái phép trên đất nông, lâm nghiệp được xử lý dưới hình thức xử phạt hành chính; tự tháo dỡ hoặc tổ chức cưỡng chế tháo dỡ khôi phục hiện trạng ban đầu.

Trong thời gian tới cần tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước theo

quy định của pháp luật; nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm túc các

quy định của nhànước về quản lý đất đai; đồng thời có kế hoạch định kỳ tổ chức kiểm tra, thiết lập hồsơ và kiên quyết xử lý, ngăn chặn có hiệu quả, kịp thời ngay từ khi các hộ mới vi phạm. Cùng với công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm sử dụng đất nông, lâm nghiệp, huyện cũng tiến hành tổ chức thực hiện việc giải quyết đơn thư khiếu nại tốcáo của công dân. Kết quả cụ thể tại bảng 4.14 về tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân về đất nông, lâm nghiệp của huyện Cao Phong năm 2015-2017.

Bảng 4.15. Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân về đất nông,

lâm nghiệp huyện Cao Phong năm 2015-2017

Đơn vị tính: đơn

STT Nội dung Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ

1 Số lượng đơn tiếp nhận 45 51 56 113,3 109,8 121,3

2 Số đơn thuộc thẩm

quyền 41 39 45 95,1 115,4 124,8

+ Đòi lại diện tích đất lâm

nghiệp theo hồ sơ cũ 27 28 33 103,7 117,9 130,1

+ Tranh chấp 5 2 4 40,0 200,0 135,6

+ Đền bù GPMB 3 4 5 133,3 125,0 136,1

+ Khác 6 5 3 83,3 60,0 97,8

3 Kết quả giải quyết 41 39 45 95,1 115,4 124,8

+ Rút đơn 11 7 6 63,6 85,7 95,6

+ Số đơn đã giải quyết 28 27 36 96,4 133,3 131,5

+ Số đơn tồn đọng 2 5 3 250,0 60,0 155,0

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Phong (2017) Theo đánh giá, tổng số đơn thư liên quan đến đất đai chiếm đa số trong tổng số vụ tại tòa án. Những con số trong bảng 4.14 cho thấy số lượng đơn thư của công dân là rất lớn và luôn có chiều hướng gia tăng năm 2014 có 32 đơn thư khiếu nại nhưng năm 2015 con số này đã là 45 đơn. Trong năm 2015 số lượng đơn thư khiếu nại tăng đột biến là do cuối năm 2014 sau khi kết thúc công tác đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo "Quyết định 672/QĐ-TTg ngày 28

tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt hai Dự án thành lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho 8 tỉnh miền núi phía Bắc, duyên hải Bắc Trung bộ và 9 tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ". Nhưng sau khi được sự giải thích của cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường thì một số công dân cũng đã hiểu ra và rút đơn.

Có thể thấy trong công tác giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân huyện Cao Phong đã đạt được những thành công đáng khích lệ. Trong thời gian qua, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Phong đã rất tích cực, chủ động trong công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai của công

dân. Trong thời gian tới từ năm 2018 đến năm 2020 trên địa bàn huyện thực hiện nhiều công trình trọng điểm như: Đường quốc lộ 6 đi tránh thị trấn Cao Phong,

nâng cấp đường du lịch Bình Thanh - Ngòi Hoa (địa phận huyện Cao Phong có

xã Bình Thanh và xã Thung Nai, địa phận huyện Tân Lạc có xã Ngòi Hoa), cụm công nghiệp Thung Nai, Các dự án triển khai đặt ra yêu cầu cần giải phóng mặt bằng và nguy cơ số đơn khiếu nại của người dân chủ yếu liên quan đến diện tích đất được bồi thường và giá bồi thường, một số đơn thư khác liên quan đến lấn chiếm đất công.

Thực hiện theo tinh thần Luật Đất đai 2013, đề cao phương hướng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành hòa giải nhiều vụ việc và một số công dân đã tự nguyện rút đơn nhưng số lượng

còn ít. Đa số các đơn thư phải tiến đến giải quyết theo luật định. Mặc dù giá trị đất nông, lâm nghiệp không quá cao song những mâu thuẫn giữa những người sử dụng đất cũng không vì thế mà giảm đơn thư. Những vụ việc liên quan đến đất nông, lâm nghiệp cũng được chú ý giải quyết kịp thời để đảm bảo quyền lợi cho những người sử dụng đất hợp pháp.

Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo liên tiếp trong thời gian qua. Để giải quyết được những vụ việc này, huyện Cao Phong phải quán triệt các tồn tại đó. Với sự cải cách thủ tục hành chính đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiếm tra, trong thời gian tới các cấp chính quyền của huyện Cao Phong sẽ giải quyết được những đơn thư còn tồn đọng và hạn chế được những khiếu kiện phát sinh, do đó sẽ góp phần làm lành mạnh hóa môi trường pháp lý đất đai trên địa bàn, ổn định dần và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai cũng như đất nông, lâm nghiệp.

Hạn chế và nguyên nhân trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

- Hạn chế

Việc quản lý nhà nước về đất nông nghiệp còn rất nhiều những hạn chế như: Thủ tục giấy tờ còn chậm; công tác đo đạc đã có những chuyển biến tích cực tuy nhiên vẫn còn nhiều chỗ sai sót chưa giải quyết triệt để và kịp thời; hiện

tượng giải tỏa, đền bù còn rất nhiều tranh cãi chưa làm ổn thỏa lòng dân.

- Nguyên nhân

Tại huyện Cao Phong cũng giống như các địa phương khác việc quản lý nhà nước về đất đai luôn luôn gặp những vấn đề phức tạp diễn ra ở nhiều các khâu: Hiện tượng thủ tục giấy tờ chậm do cơ chế chính sách của nhà nước chưa thông thoán, còn nhiều thủ tục rườm rà phức tạp; công tác đo đạc đã được chỉ đạo đồng bộ tuy nhiên hệ thống mãy móc thiết bị chưa hiện đại đáp ứng được yêu cầu thực tế và một phần do trình độ của cán bộ địa chính; hiện tượng giải tỏa, còn phức tạp vấn đề này do chính quyền địa phương chưa vào cuộc một cách quyết liệt.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ ĐẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO PHONG

Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất nông, lâm

nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong theo đánh giá bao gồm 5 nhóm yếu tố

chính: (1) Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý nhà nước về đất nông, lâm

nghiệp, (2) Nhóm yếu tố về cơ chế chính sách, (3) Công tác tổ chức thực hiện của cơ quan nhà nước, (4) Nhóm yếu tố tự nhiên và kỹ thuật, (5) Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội. 192 174 265 128 156 0 50 100 150 200 250 300 Năng lấ c , trình đấ c ấ a c án bấ quấ n lý Nhóm y ấ u tấ v ấ c ấ c hấ c hính s ác h Công tác tấ c hấ c thấ c hiấ n Nhóm y ấ u tấ tấnhiên v à kấ thuấ t Nhóm y ấ u tấ kinh tấ - x ã hấ i

Biểu đồ 4.2. Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNN

về đất nông, lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)