3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
3.2.1.1. Chọn điểm điều tra
Huyện Cao Phong có 12 xã và 01 thị trấn với những điều kiện kinh tế - xã
hội khác nhau và mức độ thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệpcũng khác nhau.Vớiđề tài nghiên cứu của luận văn là: “Tăng cường quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình” nên tôi lựa chọn 3 xã đại diện làm điểm nghiên cứu là: Thung Lai, Bắc Phong, Yên Lập.
Điểm nghiên cứu thể hiện tính đại diện chung cho khu vực nghiên cứu; Để thể hiện được yêu cầu, mục tiêu của đề tài.
3.2.1.2. Chọn mẫu điều tra
Căn cứ vào tình hình kinh tế, vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu của đề tài và thời gian nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra 60 hộtrên địa bàn của 3 xã Yên Lập, Thung Nai, Bắc Phong và điều tra một số cán bộ phòng tài nguyên môi
trường và địa chính cấp xã.
Qua khảo sát tình hình thực tế tại địa phương, tôi tiến hành điều tra, thu thập thông tin từ cán bộ huyện, xã và người sử dụng đất nông nghiệp với số lượng được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.5. Loại mẫu điều tra
STT Loại mẫu Số lượng Ghi chú
1 Cán bộ TNMT cấp huyện 3
2 Cán bộ địa chính cấp xã 7
3 Người sử dụng đất nông, lâm nghiệp 60
+ Xã Thung Nai 20 Có 1 tổ chức
+ Xã Bắc Phong 20 Có 1 tổ chức
+ Xã Yên Lập 20
Tiêu chí để chọn mẫu là phân theo các xã đại diện cho những đặc điểm khác nhau của các vùng trên toàn huyện.
+ Xã có số hộ vi phạm về đất nông nghiệp ở mức trung bình: Xã Thung Nai. + Xã có số hộ vi phạm về đất nông nghiệp nhiều nhất: Xã Bắc Phong.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Để nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bố, các số liệu báo cáo lấy từ phòng thống kê, các ban ngành của huyện. Được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 3.6. Thu thập thông tin thứ cấp
STT Thông tin/số liệu cần thu thập Nguồn thông tin /số liệu PP thu thập
1
Thông tin về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, việc làm và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn.
Sách chuyên ngành, báo, website có liên quan. Sách tham khảo. Tìm đọc các văn bản, sách, báo, website, tự tổng hợp thông tin 2
Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu tình hình đất đai; dân sốvà lao động; cơ sở hạ tầng;
tình hình phát
triển kinh tế.
UBND huyện Cao Phong, Phòng thống kê huyện Cao Phong
Tìm hiểu, thu thập và tổng hợp qua
các báo cáo hàng
năm.
3
Các thông tin liên quan đến: Hiệu quả quản lý nhà nước, tính chất đất, số lượng đơn thư, vi phạmtrong sử dụng đất
UBND huyện Cao Phong, Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Cao Phong.
Tìm hiểu, chọn lọc và tổng hợp các
báo cáo
3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Phát phiếu điều tra số liệu và thông tin
- Đối với người sử dụng đất nông, lâm nghiệp
Để tìm hiểu tình hình quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp và tình hình thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp, tôi tiến hành điều tra các nội dung sau: Tình hình chung của người được điều tra, diện tích đất nông, lâm nghiệp của hộ, tình hình sử dụng đất nông, lâm nghiệp của hộ, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, cũng như giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai.
- Đối với cán bộ địa chính cấp huyện, xã
Cán bộ cấp huyện, xã là trung gian thực hiện các giải pháp giải quyết tồn tại đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất nông, lâm nghiệp và có ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn.
Phỏng vấn sâu:
Để tìm hiểu thông tin từ các cán bộ địa chính cấp huyện, xã, tôi tiến hành điều tra phỏng vấn với các nội dung sau: Chức vụ, chức năng người được phỏng vấn, trình độ chuyên môn, thông tin về giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đang thực hiện, lấy ý kiến đánh giá và đề xuất của họ.
Để có thêm những thông tin chi tiết về tình hình sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong, Hòa bình tôi tiến hành phỏng vấn một số người dân đại diện để nghe họ mô tả một cách cụ thể à chi tiết.
* Phương pháp quan sát trực tiếp
Quan sát trực tiếp là quan sát một cách hệ thống các đối tượng, sự kiện, quá trình, quan hệ hoặc con người và sau đó người quan sát phải ghi chép lại những điều đã quan sát được. Đây là một phương pháp tốt để kiểm tra chéo thông tin thu được từ người được phỏng vấn.
Các phương pháp quan sát: + Đo đếm: sử dụng thước, cân.... + Ghi chép: sổ, giấy, biểu đồ, ảnh....
+ Sử dụng các giác quan trong khi quan sát: ngửi, nghe, nhìn, sờ.... + Sử dụng một số câu hỏi để kiểm tra
+ và các phương pháp khác: quan sát theo địa điểm, quan sát bề ngoài, quan sát các sự kiện diễn ra xung quanh.
3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lýsố liệu
3.2.3.1. Phương pháp xử lý
- Xử lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
+ Thông tin định tính: Tổng hợp, phân loại và so sánh.
+ Thông tin định lượng: Xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm Excel.
3.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp thành các nhóm, theo loại hình tôi đã sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân trong thống kê để so sánh đánh giá mức độ biến động số liệu thống kê về đất đai, dân số và lao động, kết quả sản xuất các ngành kinh tế, kết quả công tác quản lý nhà nước.
3.2.3.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được dùng để so sánh các chỉ tiêu diện tích và cơ cấu đất phân bổ cho nông, lâm nghiệp, biến động trong sử dụng đất nông, lâm nghiệp đánh giá qua các năm. So sánh biếnđộng của các loại hình sử dụng đất nông, lâm nghiệp, biến động của một loại hình của các xã.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để phỏng vấn những cán bộ phụ trách phòng tài nguyên môi trường, cán bộ địa chính cấp xã, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để tăng cường quản lý Nhà nước về đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
3.2.4. Phương pháp đánh giá, xếp hạng
- Xếp hạng là việc sắp xếp những thông tin hay vấn đề nào đó theo một trật tự giúp xác định các vấn đề chủ yếu hiện tại của địa phương, đưa ra các ưu tiên của người dân và tiêu chí cho các ưu tiên đó. Xếp hạng có thể được sử dụng phối hợp với phỏng vấn.
- Các phương pháp xếp hạng:
o Xếp hạng theo thứ tự ưu tiên: là phương pháp giúp xác định nhanh các vấn đề chủ yếu hoặc các ưu tiên của cộng đồng. Có thể thực hiện phương pháp này bằng hình thức bỏ phiếu, cho điểm.
- Các bước xếp hạng:
+ chọn một số vấn đề cần sắp xếp theo thứ tự ưu tiên
+ Đề nghị người được phỏng vấn sắp xếp những vấn đề nói trên theo thứ tự ưu tiên
+ Lặp lại việc này cho những người được phỏng vấn khác + Lên biểu các câu trả lời của họ
- Các hình thức tiến hành xếp hạng:
+ Yêu cầu từng người xếp hạng một, rồi ghi lại thứ tự ưu tiên của họ và lên biểu
+ Yêu cầu những người tham gia trong các cuộc họp nhóm xếp thứ tựưu tiên của các vấn đề vào giấy và cho điểm.
3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng đất, cơ cấu đất nông, lâm nghiệp
- Diện tích canh tác (m2).
- Tỷ lệ phân bổ đất đai.
+ % Phân bố đất đai.
+ % Phân bố đất nông, lâm nghiệp.
+ % đấtsản xuất nông nghiệp dành cho cây hàng năm.
+ % đấtsản xuất nông nghiệp dành cho cây lâu năm.
+ % đất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
+ % đất dành cho mục đíchnông nghiệp khác.
- Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp.
+ Trồng trọt.
+ Chăn nuôi.
+ Dịch vụ nông nghiệp.
Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả công tác về quản lý đất nông,
lâm nghiệp
- Hiện trạng, diện tích và tỉ lệ diện tích đất nông, lâm nghiệp.
- Diện tích và cơ cấu đất phân bổ cho nông, lâm nghiệp (đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các ngành nghề khác).
- Biến động trong sử dụng đất nông, lâm nghiệp đánh giá qua các năm. So sánh biến động của các loại hình sử dụng đất nông, lâm nghiệp, biến động của một loại hình của các xã.
- Tình hình đo đạc, lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1.000.
- Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông, lâm nghiệp.
- Tình hình giao đất, cho thuê đất nông, lâm nghiệp đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
- Tình hình thu hồi, bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng.
- Số liệu về các vụ vi phạm và xử lý vi phạm sử dụng đất nông, lâm nghiệp.
- Số lượng và tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo.
- Số lượng, trình độ cán bộ trong bộ máy quản lý về đất nông, lâm nghiệp.
- Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất nông, lâm nghiệp
- Trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
- Thời gian thực hiện các thủ tục quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, lâm nghiệp.
- Đánh giá của người dân về cơ chế chính sách
- Mức độ kinh tế của chủ hộ
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG, LÂM
NGHIỆP TẠI HUYỆN CAO PHONG
4.1.1. Tình hình sử dụng đất nông, lâm nghiệp trênđịa bàn huyện Cao Phong
Huyện Cao Phong đang bước vào thời kỳ phát triển nhanh mặc dù còn
thiếu sự ổn định nhưng cũng dần hình thành những mô hình kinh tế mới. Trong những năm gần đây huyện đã chuyển đổi mô hình sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây lâm nghiệp, cây trồng khác sang trồng cây lâu năm; có một số dự án đầu tư lớn để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. Bởi vậy, sự biến động đất đai đang trở thành vấn đề bức xúc đối với công
tác quản lý đất đai. Trong đó, những diễn biến của đất nông, lâm nghiệp đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt đối với các cơ quan quản lý đất đai.
Đấ t chấ a sấ dấ ng 246,80 1% Đấ t nông, lâm nghiấ p 21.574,49 84% Đấ t phi nông nghiấ p
3.778,96 15% Đ ấ t nông, lâm nghiấ p Đ ấ t phi nông nghiấ p Đ ấ t chấ a s ấ dấ ng
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu diện tích đất đai trên địa bàn huyện Cao Phong năm 2017
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Phong (2017) Theo số liệu thống kê đất đai năm 2017, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 25.600,25 ha, trong đó diện tích đất nông, lâm nghiệp là 21.574,49 ha
chiếm 15% và diện tích đất chưa sử dụng là 246,8 ha chiếm 1% tổng diện tích tự nhiên. Qua đó có thể thấy đất nông, lâm nghiệp là nhóm đất chính trên địa bàn huyện. Trong thời gian tới thực hiện theo chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, UBND huyện có chủ trương tập trung giảm tỷ lệ diện tích đất nông, lâm
nghiệp mà thay vào đó tập trung tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị nông, lâm sản, tập trung phát triển theo hướng công nghiệp, thương mại - dịch vụ.
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn
huyện Cao Phong
Loại đất Mã đất Diện tích (ha) Cơ cấu
(%)
Đất nông, lâm nghiệp NNP 21.574,49 100,00
1. Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8.580,88 39,77
- Đất trồng cây hàng năm CHN 5.901,58 27,35
+ Đất trồng lúa LUA 1.041,00 4,82
+ Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4.860,58 22,53
- Đất trồng cây lâu năm CLN 2.679,30 12,42
2. Đất lâm nghiệp LNP 12.942,53 59,99
- Đất rừng phòng hộ RPH 5.721,36 26,52
- Đất rừng sản xuất RSX 7.221,17 33,47
3. Đất nuôi trồngthuỷ sản NTS 27,96 0,13
4. Đất nông nghiệp khác NKH 23,12 0,11
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Phong 2017) So sánh tương quan giữa các loại đất trong nhóm đất nông, lâm nghiệp thì diện tích đấtsản xuất nông, lâm nghiệp là chủ yếu, đặc biệt là đất trồng cây hàng năm khác và đất rừng sản xuất. Điều đó cho thấy huyện Cao Phong có diện tích vườn tạp rấtlớn, xu thếphải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu lại ngành nông nghiệp là tất yếu mà Đảng bộ và nhân dân huyện Cao Phong đang hướng tới. Bởi vậy, ở một chừng mực nào đó đất nông, lâm nghiệp vẫn đang là thế mạnh, chiếm vị trí đặc biệt trong nền kinh tế của huyện.
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2014 và số liệu thống kê đất đai năm 2017 của huyện không thay đổi với tổng diện tích tự nhiên là 25.600,25 ha.
Diện tích đất chưa sử dụng của huyện năm 2014 là 247,61 ha, năm 2017 là
246,80 ha, giảmkhông đáng kể với diện tích 0,81 ha chủ yếu chuyển sang nhóm đất nông, lâm nghiệp.
Đất phi nông nghiệp trên địa bàn có xu hướng tăng, năm 2014 là 3.716 ha,
năm 2017 là 3.778,96 ha, tăng so với năm 2014 là 62,96 ha. Diện tích này tăng chủ yếu lấy từ đất nông, lâm nghiệp.
Diện tích đất nông, lâm nghiệp có xu hướng giảm dần, năm 2014 có 21.636,65 ha, đến năm 2017 chỉ còn 21.574,49 ha, giảm 62,16 ha chủ yếu chuyển sang nhóm đất phi nông nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng, một số dự án sản xuất, kinh doanh và mở rộng khu dân cư nông thôn, đô thị trên địa bàn huyện.
Bảng 4.2. Cơ cấu diện tích đất nông, lâm nghiệp các xã, thị trấn của
huyện Cao Phong năm 2017
STT Xã, Thị trấn Tổng diện tích tựnhiên (ha) Diện tích đất nông,Lâm nghiệp (ha) Tỷ lệ(%)
1 Thị trấn Cao Phong 1.172,26 758,72 64,72 2 Xã Bắc Phong 2.450,89 2.138,37 87,24 3 Xã Bình Thanh 2.622,04 2.225,19 84,86 4 Xã Đông Phong 976,18 762,29 78,08 5 Xã Dũng Phong 1.058,77 892,89 84,33 6 Xã Nam Phong 1.925,26 1.710,48 88,84 7 Xã Tân Phong 858,35 695,27 81,00 8 Xã Tây Phong 2.179,76 1.805,08 82,81 9 Xã Thu Phong 1.688,60 1.282,10 75,92 10 Xã Thung Nai 3.588,56 2.697,18 75,16 11 Xã Xuân Phong 3.077,68 2.868,50 93,20 12 Xã Yên Lập 2.277,44 2.177,63 95,61 13 Xã Yên Thượng 1.724,46 1.560,79 90,50
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Phong 2017) Các xã có diện tích đất nông, lâm nghiệp rất lớn: Xuân Phong, Thung Nai và Bình Thanh có diện tích đất nông, lâm nghiệp trên 2.200 ha. Đây là những xã có diện tích tự nhiên rộng và quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, nhân dân chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Trong thời gian tới, huyện cần quan tâm hơn tới những xã này, cần có chính sách đầu tư hợp