Diện tích đất nông, lâm nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 71 - 74)

Chỉ tiêu chuyển đổiMã đất chuyển đổi (ha)Diện tích

I. Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp NNP/PNN 542,70

1. Đất lúa nước DLN/PNN 27,54

2. Đất cây hàng năm khác HNK/PNN 204,17

3. Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN 82,36

4. Đất rừng phòng hộ RPH/PNN 59,20

5. Đất rừng sản xuất RSX/PNN 169,13

6. Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS/PNN 0,30

II. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ

đất nông nghiệp 1.824,51

1. Đất trồng lúa nước còn lại chuyển sang đất

trồng cây lâu năm LUK/CLN 0,00

2. Đất trồng cây hàng năm còn lại chuyển sang

đất trồng cây lâu năm HNC/CLN 165,00

3. Đất có rừng tự nhiên phòng hộ chuyển sang

đất có rừng tự nhiên sản xuất RPN/RSN 320,42

4. Đất có rừng trồngphòng hộ chuyển sang đất

có rừng trồng sản xuất RPT/RST 653,17

5. Đất khoanh nuôi rừng phòng hộ chuyển sang

đất khoanh nuôi rừng sản xuất RPK/RSK 280,70

6. Đất trồng rừng phòng hộ chuyển sang đất

trồng rừng sản xuất RPM/RSM 405,22

Như vậy, theo quy hoạch đến năm 2020, diện tích đất nông, lâm nghiệp tăng 2.015,56 ha so với năm 2010 (trong đó giảm 2.388,21 ha sang mục đích phi nông nghiệp và tăng 4.403,77 ha từ đất đồi núi chưa sử dụng). Trong đó, loại đất rừng phòng hộ giảm nhiều nhất 1.392,05 ha (chủ yếu chuyển sang rừng sản xuất), tiếp đến loại đất trồng cây hàng năm giảm 66,71 ha. Đất trồng cây hàng năm giảm chủ yếu chuyển sang nhóm đất phi nông nghiệp để phát triển hạ tầng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng sử dụng mục đích trồng cây lâu năm tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2016 (giá so sánh 2010) đạt 583,56 tỷ đồng, năm 2017 đạt 818,71 tỷ đồng, tăng 10,45% so với năm 2016.

Thu ngân sách trên địa bàn tăng: 8,4%/năm (Kế hoạch: 7,5%/năm). Sản lượng lương thực ổn định 14,5 - 15,5 ngàn tấn (Kế hoạch: 14 ngàn tấn trở lên). Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 27,7 triệu đồng/năm (Kế hoạch: 27,0 triệu đồng/năm).

Để thực hiện thắng lợi dự kiến đó, phương án quy hoạch đất nông, lâm nghiệp sẽ có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng như sau:

Trong những năm tới, huyện sẽ đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giảm dần diện tích đất trồng cây hàng năm khác sang đất trồng cây lâu năm có giá trị cao hơn. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp được thực hiện trong kỳ quy hoạch (2011-2020)

nhưng chủ yếu thực hiện trong 5 năm đầu kỳ (2011-2015). Phương hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng như trên là một hướng đi đúng đắn và hợp lý nhằm khai thác tối đa diện tích đất nông, lâm nghiệp đảm bảo hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện đời sống của người nông dân và giữ vững môi trường sinh thái trên địa bàn huyện, môi trường sinh thái của Cao Phong là hạt nhân môi trường sinh thái tỉnh Hoà Bình.

“Công tác quy hoạch đất đai nhìn chung còn nhiều tồn tại, nhiều khi quy hoạch vùng dự án nhưng thực hiện không đúng tiến độ gây ảnh hưởng đến người dân. Các xã nhiều khi không hiểu hết văn bản nên quy hoạch chưa được đồng bộ. UBND huyện cũng đã

chỉ đạo phòng tài nguyên, phòng nông nghiệp và các phòng chức năng, UBND các xã thực hiện rà soát tất cả những tồn tại để công tác quy hoạch diễn ra đồng bộ hơn”.

Nhìn chung công tác quy hoạch đã có nhiều chuyển biến, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều điểm còn chậm sửa đổi, không phù hợp, thực hiện quy hoạch chậm, một số dự án treo chậm triển khai làm ảnh hưởng đến quyền của người sử dụng đất.

Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tiến triển nhưng vẫn chưa thật sự đi sát thực tế, không phù hợp với điều kiện chung của huyện. Các xã, quy hoạch nông thôn mới không ăn khớp nhau, không thống nhất với quy hoạch sử dụng đất của huyện.

4.1.4. Thực trạng giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông,

lâm nghiệp

4.1.4.1. Giao đất, cho thuê đất

Việc giao đất cho thuê đất nông, lâm nghiệp đã được triền khai vào những năm 90 của thế kỷ trước trên địa bàn cả nước.Tính đến năm 2017, việc giao đất, cho thuê đất nông, lâm nghiệp cơ bản hoàn thành và ítphải điều chỉnh.

Thực hiện theo quy định của các cấp, đặc biệt là Nghị định số 64-CP ngày

27/9/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 02-CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, họ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. UBND huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác giao đất và cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lâu dài trên địa bàn toàn huyện. Kết quả đạt được cụ thể là:

Nhờ vào sự nỗ lực của các ban ngành hữu quan, các cán bộ địa chính và sự phối hợp nhịp nhàng của các xã, việc giao đất nông nghiệp đã cơ bản hoàn thành. Theo thống kê, số hộ gia đình cá nhân đã được giao đất sản xuất nông, lâm nghiệp là 9.116 hộ gia đình cá nhân (tương đương 38.289 người), số lượng người sử dụng đất nông, lâm nghiệp chiếm 87,84% dân số trên địa bàn toàn huyện, với diện tích đất nông, lâm nghiệp được giao là 13.008,17 ha

chiếm 60,29% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện (Còn lại chủ yếu là đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất giao cho Ban quản lý rừng, UBND cấp xã và tổ chức kinh tế quản lý, sử dụng).

Qua đó cho thấy thu nhập từ hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, song các hoạt động tạo thu nhập từ bên ngoài hộ ngày càng đóng góp

nhiều vào thu nhập của hộ gia đình. Như các hoạt động từ công nghiệp, dịch vụ do quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo sức hút lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển sang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)