Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông, lâm nghiệp tại huyện Cao Phong
4.1.5. Thực trạng thu hồi, trưng dụng, bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
hồi đất nông, lâm nghiệp
Việctrưng dụng đất, thu hồi đất nông nghiệp phải được cấp có thẩm quyền quyết định và không ảnh hưởng tới việc sử dụng đất của các vùng lân cận, đặc biệt chú ý đến việc đổi ruộng công điền để thuận lợi cho việc thu hồi đất và đảm bảo quyền lợi cho người dân bị thu hồi đất.
Hiện tại, trên địa bàn huyện đang thực hiện theo Quyết định số 37/2014/QĐ-
UBND ngày 25/12/2014 ban hành quy định bảng giá các loại đất năm 2015-2019
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo đó mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất đối với diện tích đất nông, lâm nghiệp không quá 3 lần giá trong bảng giá đấtthì hỗ trợ khi thu hồi đất trồng lúa
195.000 đồng/m2, đất trồng cây hàng năm khác 165.000 đồng/m2, đất trồng cây lâu năm 180.000 đồng/m2, đất trồng rừng sản xuất 36.000 đồng/m2, đất nuôi
trồng thủ sản 150.000 đồng/m2. Với mức bồi thường hỗ trợ đó cũng tạo không ít khó khăn trong công tác thu hồi đất trên địa bàn.
Trong thời gian 03 năm trở lại đây diện tích đất nông, lâm nghiệp bị thu hồi để chuyển sang mục đích phi nông nghiệp 62,15 ha để xây dựng cơ sở hạ tầng, một số dự án sản xuất, kinh doanh và mở rộng khu dân cư nông thôn, đô thị trên địa bàn huyện, cụ thể như sau:
Thu hồi 20,2 ha đất lâm nghiệp của 6 hộ dân và cho Công ty Cổ phần Khoáng sản đồng An Phú thuê để thực hiện dự án khai thác khoáng sản tại xã Yên Thượng.
Thu hồi 4,53 ha đất sản xuất nông nghiệp (trong đó có 2,64 ha đất trồng lúa) của 23 hộ dân và giao cho UBND huyện Cao Phong xây dựng Trung tâm hành chính và hạ tầng giao thông xã Nam Phong.
Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất và cho Công ty
TNHH Một thành viên Tiến Minh Hòa Bình thuê 3,37 ha đất để khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thôngthường tại xã Thu Phong.
Thu hồi đất trồng cây lâu năm của Nông trường Cao Phong để cho
Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Quang Hà - Chi nhánh Cao Phong thuê 2,68
ha đất xây dựng Nhà máy chế biến hoa quả Cao Phong tại thị trấn Cao Phong và xã Tây Phong.
Cho 4 tổ chức kinh tế thuê 0,96 ha đất (nguồn gốc là đất công trình sự nghiệp)để xây dựng cơ sơ sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn huyện.
Thu hồi 3,8 ha đất sản xuất nông nghiệp của 15 hộ dân (không có đất trồng lúa) để giao cho UBND huyện Cao Phong đấu giá quyền sử dụng đất ở
nông thôn.
Thu hồi 26,61 ha đấtsản xuất nông nghiệp (không có đất trồng lúa) của Nông trường Cao Phong và giao cho UBND huyện Cao Phong xây dựng các khu tái định cư di chuyển dân để xây dựng các công trình phát triển hạ tầng tại địa phương.
Trong thời gian tới đất nông, lâm nghiệp tiếp tục giảm, chuyển sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn huyện; bên cạnh đó việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển mục đích sử dụng đất trong nội bộ nhóm đất nông, lâm nghiệp sẽ tác động không nhỏ tới diện tích đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong.
* Đánh giá của các hộ sử dụng đất về công tác Thu hồi, trưng dụng, bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông, lâm nghiệp.
Không chỉ đối với huyện Cao Phong mà hầu như tất cả các địa phương đã liên quan đến giải tỏa, đền bù, giải phóng mặt bằng đều có những vấn đề phức tạp. Trong những năm gần đây do tình hình phát triển kinh tế của địa phương nên
việc thu hồi và chuyển đổi mục đích diễn ra nhiều, diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp giảm liên tục tác động rất lớn đến đời sống của người dân. Việc đánh giá của người dân được thể hiện qua biểu đồ sau:
Bảng 4.11. Đánh giá của người dân về sự công khai, minh bạch đối với công tác thu hồi, trưng dụng, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông, tác thu hồi, trưng dụng, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông,
lâm nghiệp Chỉ tiêu đánh giá
Tốt Trung bình Kém
SL % SL % SL %
Công tác thông báo về thu hồi đất 12 20,0 33 55,0 15 25,0
Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng 5 8,3 31 51,7 24 40,0
Giải thích các thắc mắc của dân 15 25,0 34 56,7 11 18,3
Giải quyết các ý kiến chưa đồng thuận 6 10,0 28 46,7 26 43,3 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2017)
Qua bảng 4.11 ta thấy việc công khai minh bạch đối với công tác thu hồi và đền bù khi giải phóng mặt bằng chưa được người dân đánh gia cao.
Đối với công tác thông báo về thu hồi đất chỉ có 12 người chiếm 20% đánh giá là tốt, còn 15 người chiếm 25% đánh giá là kém, nguyên nhân do công tác thông báo còn chậm, thông tin không rộng rãi, người biết trước, người biết sau dẫn đến việc thu hồi đất chậm, hiệu quả không cao.
Đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cũng không được đánh giá cao, có tới 24 người chiếm 40% đánh giá là kém do việc đền bù không thoả đáng với người bị giải toả, đôi khi công tác giải toả còn chậm chưa có chế tài nghiêm khắc cho những người không chịu di dời.
Đối với việc giải đáp các thắc mắc của người dân, đặc biệt là các ý kiến chưa đồng thuận vẫn còn tới 26 người chiếm 43,3% trả lời là rất kém do cơ quan quản lý cung như cán bộ chưa giải đáp thoả đáng đối với người dân, đặc biệt là quyền lợi mà họ được hưởng.
Người dân đánh giá như trên là do trong những năm qua công tác giải tỏa đền bù còn vướng rất nhiều chỗ phức tạp như người dân không chịu giải phóng mặt bằng, kinh phí đền bù còn hạn hẹp và chậm tiến độ, gây bức xúc cho dân. Trong những năm tới cần có những giải pháp mạnh mẽ quyết liệt, thực hiện nhanh gọn không gây hoang mang và những bức xúc không đáng có trong dân.