Chỉ tiêu Thực hiện vị tínhĐơn Tổng Các năm So sánh Đầu kỳ, cuối kỳ (%) 2012 2013 2014 2015 2016 Hồ sơ nộp hưởng BHTN Người 9706 1164 1720 1783 2089 2950 +253 Quyết định được hưởng BHTN Người 9642 1160 1636 1827 2139 2880 +248
Tư vấn giới thiệu việc làm Người 9332 1030 1505 1698 2139 2960 +287 Số học nghề Người 5 - - - - 5 Tiền hưởng trợ cấp BHTN Triệu đồng 69.127 6.444 11.939 13.961 15.821 20.962 +325
Tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2012 đến năm 2016 cho thấy: Số người nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp và số người có quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp gia tăng kéo theo kinh phí chi trả chế độ trợ cấp thất nghiệp năm sau cao hơn năm trước, cụ thể với nội dung số người có quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2013 so với năm 2012 tăng 29,%; năm 2014 so với năm 2013 tăng 11,6%; năm 2015 so với năm 2014 tăng 17%; năm 2016 so với năm 2015 tăng 34,6%, số kinh phí chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động tỏng năm qua lên tới 69.127.000.000 đồng. Điều này cho thấy số người lao động được tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp ngày càng tăng, đồng thời do ảnh hưởng tình hình kinh tế tuy ổn định nhưng còn nhiều khó khăn, thách thức, một số doanh nghiệp, công ty trong tình trạng thu hẹp về quy mô sản xuất và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn thua lỗ nên dẫn đến ngừng kinh doanh, sản xuất làm ảnh hưởng đến tình trạng mất việc của người lao đông dần càng tăng.
-Thuận lợi: Hệ thống văn bản hướng dẫn về bảo hiểm thất nghiệp đã tương đối hoàn thiện nên ít xảy ra vướng mắc phát sinh trong triển khai, thực hiện; các cấp, các ngành đã nhận thức đúng vai trò của mình và tầm quan trọng của chính sách bảo hiểm thất nghiệp nên công tác tuyên truyền, tập huấn, đào tạo cán bộ, hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm thất nghiệp được quan tâm.
-Khó khăn: Các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đo đó còn doanh nghiệp chậm đóng và nợ đóng bảo hiểm thất nghiệp làm ảnh hưởng đến giải quyết chế độ cho lao động thất nghiệp; cùng với đó là tâm lý ngại học và ngại lao động, ỷ lại vào nguồn hưởng trợ cấp thất nghiệp nên không đăng ký học nghề, chuyển đổi nghề hay đào tạo lại kỹ năng … đã ảnh đến kết học nghề thực hiện rất thấp.
2.2.2.5 Sàn giao dịch việc làm
Thực hiện Dự án nâng cao năng lực và hiện đại hóa Trung tâm Dịch vụ việc làm, làm đầu mối thông tin thị trường lao động; Trung tâm đã tham mưu với Sở Lao động Thương binh và xã hội Lạng Sơn triển khai thực hiện và đưa vào hoạt động hệ thống Sàn giao dịch việc làm của tỉnh bắt đầu từ cuối năm 2014: Tại trụ sở Trung tâm số 42 đường Lê Đại Hành, phường Vĩnh Trại, Thành phố Lạng Sơn.
Để hoạt động sàn giao dịch việc làm có hiệu quả, Trung tâm đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, với nhiều hình thức phong phú, rộng khắp, trực quan, sát thực tế; thông tin về doanh nghiệp, ngoài việc được niêmyết tại Sàn giao dịch việc làm đã chuyển tải trực tiếp về các địa phương, đơn vị, đáp ứng được yêu cầu quảng bá, tuyển dụng của các doanh nghiệp và thông tin đến tận người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động, sàn giao dịch việc làm online tại Trung tâm và các huyện, thành phố để giảm chi phí cho người lao động và doanh nghiệp. Người lao động có thể tìm việc, được tư vấn về pháp luật lao động, việc làm, học nghề, chế độ chính sách, được phỏng vấn với Doanh nghiệp ở tại địa phương nơi người lao động sinh sống mà không cần trực tiếp đến Sàn tại địa điểm Trung tâm. Doanh nghiệp ngoài tỉnh có thể tuyển dụng lao động, phỏng vấn lao động trực tiếp tại tỉnh mà không cần đến Lạng Sơn. Từ đó, cung cấp những thông tin mới nhất về cung, cầu lao động của các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh và khu vực, là cầu nối hữu hiệu giữa doanh nghiệp và người lao động, nhất là những lao động thất nghiệp đang có nhu cầu tìm kiếm việc.