Nội dung Đơn
Vị tính Tổng Các năm So sánh Đầu kỳ, cuối kỳ (%) 2014 2015 2016 Số phiên Phiên 111 11 52 48 +436 DN tham gia DN 1.371 113 672 586 +518 Số vị trí, nhu cầu tuyển dụng Lao động 18.851 1.379 3.020 14.452 +1048
NLĐ tham gia Người 3.418 754 1.490 1.174 +155
Số lao động đạt
kết quả Người 687 108 391 188 +174
- LĐ việc làm so
với DN tuyển % 7,8 13 1,3
Việc tổ chức Sàn giao dịch việc làm là nơi giao lưu, gặp gỡ kết nối giữa người sử dụng lao động và người lao động, là nơi tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc tư vấn và lựa chọn việc làm. Kết quả 3 năm hoạt động của Sàn giao dịch việc làm từ khi đi vào hoạt năm 2014 – 2016, Số phiên giao dịch việc làm, số doanh nghiệp tham gia, số nhu cầu tuyển dụng và số lao động đạt kết quả đều tăng cao qua các năm. Tổ chức 111 phiên giao dịch việc làm; thu hút 1.371 lượt đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng 18.851 người vào làm việc và đã thu hút được 3.418 người lao động đến sàn; doanh nghiệp tuyển chọn bổ sung nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là 687 người.Tuy nhiên theo kết quả hoạt động của Sàn giao dịch việc làm ta thấy nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh còn rất lớn nhưng số người đến tham gia sàn giao dịch việc làm còn hạn chế. Đặc biệt số lao động đạt kết quả tuyển dụng con thấp so với nhu cầu cần tuyển dụng của các doanh nghiệp, năm 2014 chỉ chiếm tỷ lệ 7,8%; năm 2015 chiếm tỷ lệ 13%, năm 2016 chỉ chiếm tỷ lệ 1,3%.
-Thuận lợi: Sàn giao dịch việc làm tịa Trung tâm dịch vụ việc làm có mặt bằng và địa điểm thuận lợi nên dễ dàng thuận tiện cho doanh nghiệp va fng]ời lao động tham gia.
-Khó khăn: Sự phối hợp của Doang nghiệp đôi khi cung cấp thông tin tuyển dụng còn thiều, thường thỉ cung cấp thông tin vị trí tuyển dụng,mức lương, quyền lợi …. Nhưng mô tả công việc còn sơ sài khi vào công việc thực tế khác với sự tưởng tượng của người lao động, do vậy dẫn đến “nhảy viêc” vì không phù hợp.
Doanh nghiệp khi gia sàn thì khó tuyển được lao động có tay nghề, trình độ cao, đa phần đến với sàn giao dich việc làm là lao động phổ thông, chưa có kinh nghiệm vì vậy để tuyển dụng có chất lượng các Doanh nghiệp cần phải tuyển theo nhiều kênh thông tin khác, dẫn đến lượng doanh nghiệp tham gia ít dần.
2.2.2.6 Xuất khẩu lao động
Công tác xuất khẩu lao động được Trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện tuyên truyền phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, pano, áp phích…về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật về công tác xuất khẩu lao động và giới thiệu
việc làm, các chính sách ưu đãi của đảng và nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu lao động; đồng thời cử cán bộ, nhân viên tư vấn và xuống thông báo tuyển dụng lao động xuống tại địa bàn vùng sâu, vùng xa trong tỉnh.Kết quảXKLĐ tại Trung tâm dịch vụ việc làm Lạng Sơn trong giai đoạn 2012-2016 nhìn chung còn nhiều hạn chế chỉ đạt được 102 người lao động đi XKLĐ trong tổng số 912 người đi XKLĐ toàn tỉnh, số lượng NLĐ đi XKLĐ do Trung tâm thực hiện so với toàn tỉnh Lạng Sơn chỉ chiếm 11,2 % so với toàn tỉnh.
-Thuận lợi: Công tác XKLĐ được các cấp, các ngành quan tâm được tỉnh xác định đây là một trong những chủ trương lớn nên hàng năm các cấp chính quyền đều xây dựng chương trình hành động và đưa vào nghị quyết Đảng để chỉ đạo, thực hiện; việc tuyển chọn lực lượng để xuất khẩu lao động sẽ phát huy những thuận lợi cơ bản, đó là nguồn lực lao động dồi dào, số lao động chưa có việc làm nhiều, lao động có sức khoẻ đủ để đáp ứng nhu cầu đi xuất khẩu lao động;
-Khó khăn: Vì Công tác xuất khấu lao động là hoạt động còn mới so với các tỉnh lân cận nên đối với tỉnh Lạng Sơn công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện công tác xuất khẩu lao động ở các cấp, các ngành, các Hội, đoàn thể chưa thông suốt và chưa được quan tâm đúng mức; sự phối họp giữa các ban ngành, đoàn thể để tuyên truyền vận động xuất khấu lao động còn hạn chế. cấp uỷ, chính quyền địa phương các xã chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích, ý nghĩa do hoạt động xuất khẩu lao động mang lại, nên trong việc chỉ đạo và triển khai thực hiện chủ trương, chính sách xuất khẩu lao động còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa đồng bộ sâu sát; Người lao động có tâm lý sợ rủi ro, không có tư tưởng sẵn sàng đi làm việc ở nước ngoài, chê lương thấp, đòi hỏi thị trường có thu nhập cao; yếu tố gia đình, họ tộc, xóm làng, phong tục tập quán gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người tham gia đi xuất khẩu lao động.
2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ việc làm tại Lạng Sơn
2.2.3.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh
Lạng Sơn là một tỉnh miền nói, vùng cao biên giới, nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam với tổng diện tíchtự nhiên là 8.305, 21km2 gồm 10 huyện và 01 thành phố, có 226 xã, phường và thị trấn. Trong đó có 136 xã vùng cao, có 109 xã đặc biệt khó khăn, có 21 xã biên giới (có 5 xã đặc biệt khó khăn); Có 2293 thôn bản. Toàn tỉnh có
253 km đường biên giới giáp với Trung Quốc, có 02 cửa khẩu Quốc tế, 02 cửa khẩu quốc gia và 08 cặp chợ đường biên. Tỉnh Lạng Sơn nằm trên các trụcquốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279, 31 và tuyến đường sắt quốc tế Hà Nội - Lạng Sơn - Trung Quốc.
-Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 830.521 ha, có 3 loại đất chính, đất feralit của các miền đồi và núi thấp (dưới 700), chiếm trên 90% diện tích tự nhiên, đất feralit mùn trên núi cao (700 – 1.500 m), đất phù sa (9.530 ha), đất than bùn, đất nông nghiệp, cây đặc sản, cây dược liệu, cây lâm nghiệp.Diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng là 68.958 ha, chiếm 8,3% diện tích đất tự nhiên trong đó đất trồng lúa nước là 38.876 ha.
- Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 277.394 ha, chiếm 33,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó, rừng tự nhiên 185.456 ha, rừng trồng 91.937 ha. Diện tích đất chưa sử dụng, sông, suối, núi, đá là 467.366 ha, chiếm 43,02% diện tích đất tự nhiên. Như vậy, tiềm năng về đất còn rất lớn cho việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển nông nghiệp trong những năm tới.
- Tài nguyên khoáng sản: Theo số liệu điều tra địa chất cho thấy, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Lạng Sơn không nhiều, trữ lượng các mỏ nhỏ, nhưng lại khá phong phú, đa dạng về chủng loại như than nâu ở Na Dương (Lộc Bình); than bùn ở Bình Gia; phốtphorit ở Hữu Lũng; bôxít ở Văn Lãng, Cao Lộc; vàng ở Tân Văn, Văn Mịch (Bình Gia); vàng sa khoáng ở vùng Bản Trại, Đào Viên (Tràng Định); đá vôi, cát, cuội, sỏi có ở hầu hết các nơi trong tỉnh với trữ lượng lớn và đang được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng, thạch anh ở vùng Mẫu Sơn (Lộc Bình); quặng sắt ở Chi Lăng và một số loại khác như măng gan, đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, thiếc…
- Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Ngoài những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá nhân văn phong phú… Lạng Sơn còn là tỉnh miền núi có hệ thống giao thông thuận lợi, có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 253 km; có 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng), 2 cửa khẩu quốc gia (Chi Ma, Bình Nghi) và 7 cặp chợ biên giới tạo điều kiện cho Lạng Sơn trở thành điểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương mại quan trọng của tỉnh trong cả nước với Trung Quốc, sau đó sang các nước Trung Á, châu Âu. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi Nhà nước đang thực hiện chính sách đầu tư phát triển các khu kinh
tế cửa khẩu, thì Lạng Sơn càng có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt kinh tế thương mại - du lịch - dịch vụ. Khu kinh tế cửa khẩu là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, là khu vực phát triển năng động nhất, đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển cáclĩnh vực kinh tế - xã hội, là trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh. Lạng Sơn có lợi thế về phát triển kinh tế thương mại, với điều kiện về khu kinh tế cửa khẩu, hệ thống giao thông thuận lợi, nên việc buôn bán trong những năm qua ở đây rất sôiđộng, hàng hoá trong tỉnh, các tỉnh bạn trong cả nước qua Lạng Sơn xuất khẩu sang Trung với số lượng, chủng loại lớn, năm sau cao hơn năm trước. Hàng năm có hàng trăm doanh nghiệp trong cả nước tham gia xuất khẩu qua biên giới, thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh thương mại - dịch vụ - du lịch ở cửa khẩu và trên địa bàn tỉnh.
-Tiềm năng du lịch: Lạng Sơn là một tỉnh có lợi thế lớn về phát triển ngành du lịch, bởi sự kết hợp phong phú, hài hoà giữavị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử và con người. Lạng Sơn là vùng biên giới, cửa khẩu ở phía Bắc nước ta, lại nằm trên đường giao thông hết sức thuận lợi nối với thủ đô Hà Nội, thường xuyên thu hút khách du lịch tham quan, giao lưu, trao đổi, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn nhiều hang động, núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, dễ chịu, được coi là một điểm nghỉ mát, an dưỡng lý tưởng đối với các du khách từ xa đến như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn…. Con người cần cù mến khách cùng với các lễ hội, truyền thống văn hoá làm cho Lạng Sơn luôn là điểm du lịch hấp dẫn đối với khách thập phương.
2.2.3.2 Nhân tố tác động thuộc về cơ chế chính sách:
Tỉnh Lạng sơn đã và đang rất quan tâm đến vấn đề tạo việc làm, coi tạo việc làm là một trong những chính sách quan trọng, hàng đầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh đã ban hành, tổ chức, thực hiện nhiều cơ chế, chính sách để tạo việc làm cho người lao động. Mỗi giai đoạn, tỉnh đều đưa ra các chính sách về lao động việc làm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của đất nước để giải quyết tốt việc làm cho người lao động trên địa bàn. Trong giai đoạn vừa qua, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung vào một số chính sách như: Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề; xóa đói giảm nghèo; xuất khẩu lao động; phát triển thương mại, dịch
mại; phát triển thị trường hàng hóa ở nông thôn; phát triển và đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất kinh doanh; phát triển khu kinh tế cửa khẩu. Đồng thời nhằm ỗ trợ cho người lao động các chương trình cho vay vốn mức lãi suất ưu đãi cho các hộ nghèo, hộ cận nghề để phát triển sản xuất kinh doanh và đi XKLĐ, đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm; đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động; chương trình tín dụng, ngân hàng phục vụ người nghèo cũng được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2012- 2016 tỉnh còn tập trung vào một số chính sách như: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển các làng nghề truyền thống để thu hút lao động; Tổ chức chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi thu hút lao động vào đầu tư thâm canh. Nhìn chung, những năm qua tỉnh Lạng Sơn đi vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, chưa có sự đồng bộ, sản xuất kinh doanh chưa đi vào ổn định, ngành nghề dịch vụ còn hạn chế. Do đó cần có sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành, đoàn thể thì mới giải quyết được việc làm ổn định cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
2.2.3.3 Nhân tố thuộc về các cơ quan thực hiện chính sách việc làm
- Từphía các cơ quan quản lý nhà nước: Được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Cục việc làm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lạng sơn cùng với sự phối hợp của các cơ quan ban, ngành, đoàn thể, xã hội, trong giai đoạn 2012-2016 thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng về lao động, việc làm, với các chương trình của Trung ương, địa phương vềđào tạo nghề, giải quyết việc làm đã đem lại cho tỉnh Lạng Sơn những kết quả tích cực. Hàng năm sốngười lao động được giới thiệu và tìm kiếm được việc làm đều tăng, từng bước đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất, kinh doanh của thị trường lao động góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt trong những năm qua Sở Lao động Thương binh và xã hội Lạng Sơn đã quan tâm, chỉđạo để Trung tâm dịch vụ việc làm phát triển các hoạt động dịch vụ việc làm như: hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc và nâng cao năng lực cho bộ máy hoạt động của Trung tâm ...do vậy cơ hội lựa chọn việc làm cho người lao động ngày càng được mở rộng. Doanh nghiệp, người sử dụng lao động ngày càng được khuyến khích phát triển, làm giàu hợp phát thúc càng thúc đẩy giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác
triển khai dịch vụ việc làm còn một số điều hạn chế, đó là chưa tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, tổng kết, rút kinh nghiệm trong hoạt động dịch vụ việc làm; chưa thường xuyên thanh tra, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đoàn thể các doanh nghiệp để uốn nắn sai phạm và khen thưởng kịp thời đối với lĩnh vực hoạt động dịch vụ việc làm trên địa bàn của tỉnh; xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động chưa được đầu tư đúng mức; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ Trung tâm dịch vụ việc làm còn chưa thường xuyên. Các cơ quan quan quản lý nhà nước về lao động, việc làm chưa quan tâm nhiều đến các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động, chinh sách hỗ trợ việc làm, chính sách ưu đãi với ngành nghề sử dụng lao động chuyên môn cao …những hạn chế này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm ở Trung tâm. Thực trạng này được thể hiện qua kết quả sau:
Bảng 2.10 Đầu tư kinh phí hoạt động cho Trung tâm dịch vụ việc làm
Chỉ tiêu Đơnvị Tổng 2012 2013 Các Năm2014 2015 2016
Bồi dưỡng nghiệp vụ: -Tư vấn, GT việc làm -BHTN -Kỹ năng, phong cách làm việc Lượt người 75 14 3 8 3 4 4 25 5 10 10 7 7 25 12 13 0 Kinh phí chi thường
xuyên Ngân sách tỉnh Phục vụ chi thường xuyên Triệu đồng 6.211 1.107 1.158 1.238 1.253 1.455 Kinh phí Quản lý BHTN do Cục Việc làm cấpphục vụ chi quản lý bảo hiểm thất nghiệp
Triệu
đồng 6.620 1.013 1.078 1.136 1.671 1.722 Phí thu dịch vụ việc
làm, được để lại chi
phục vụ Trung tâm Triệu đồng 9 0 0 0 6 3
(Nguồn: Số liệu báo cáo kinh phí hàng năm của Trung tâm dịch vụ việc làm )
Qua bảng 2.13 ta thấy, việc bồi dưỡng và nâng cao tình độ nghiệp vụ cho đội ngũ, viên chức của Trung tâm chưa được thường xuyên, số lượng tham gia còn ít so với tổng số
cán bộ, viên chức thực hiện nhiệm vụ tại Trung tâm. Thực trạng đầu tư kinh phí cho Trung tâm còn nhiều bất cập. Kinh phí chỉ tập trung chi cho bộ máy hoạt động chi