Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh lạng sơn (Trang 77 - 80)

2.3 Đánhgiá chung về chất lượng dịch vụ việc làm tại Lạng Sơn

2.3.2 Những hạn chế

Những kết quả hoạt động dịch vụ việc làm của Trung tâm dịch vụ việc làm trong thời gian qua là không thể phủ nhận, góp phần to lớn vào việc giải quyết việc làm cho người lao động ở Lạng Sơn. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại đó là:

-Mặc dù được kiện toàn về mặt tổ chức, nhân sự, biên chế và nhân sự, nhưng giữa các Trung tâm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có thực hiện chức năng về giới thiệu việc làm, dịch vụ việc làm chưa có sự thống nhất, mỗi Trung tâm có mô hình hoạt động khác nhau, một số Trung tâm thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh Lạng sơn chưa đáp ứng đúng tên gọi, cơ cấu, tổ chức, nhân sự, về số lượng, chất lượng đúng theo quy định của Nghị định196/2013/NĐ-CP….do đó còn bộc lộ một số hạn chế như sự quản lý nhà nước về lĩnh vực việc làm còn lỏng lẻo, chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm còn chồng chéo dẫn đến chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. -Việc nhận thức, coi trọng công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động còn thiếu sự quan tâm của một số cơ quan liên quan, cũng như một bộ phận không nhỏ của cán bộ, nhân viên, mới chỉ tập trung vào công tác tuyên truyền và giải quyết trợ cấpthất nghiệp cho người lao động, chưa nâng cao chat lượng có việc ổn định cho lao động.

-Đội ngũ cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ việc làm tại Trung tâm dịch vụ việc làm Lạng Sơn làm việc thiếu chuyên nghiệp,thiếu kỹ năng thực hiện công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, kỹ năng tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm, thiếu sự nhiệt tình, trách nhiệm nên còn có 14,2% đánh giá từ phía người lao động, người sử dụng lao động là thái độ phục vụ chưa khoa học, chưa lịch sự; 23,3% còn để chờ đợi, giải quyết công việc chậm; thông tin chưa kịp thời, chưa chính xác 10%, chất lượng đội ngũ nhân viên qua khảo khát, đánh giá chỉ đạt 30%. -Về nhân sự, đối với nhân viên hợp đồng lao động: Để giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp và hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, dạynghề cho người lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Được sự đồng ý của Cục Việc làm, hàng năm Trung tâm được ký thêm hợp đồng để thực hiện, hiện nay số nhân viên hợp đồng lao động lên tới 15 người (ngoài chỉ tiêu biên chế là 13), nhiều trường hợp người lao động đã công tác lâu năm nhưng khổng thể quy hoạch, bổ nhiệm vì không phải viên chức, cùngvới tính chất công việc, biên chế viên chức thì hạn chế dẫn đến những nhân viên hợp đồng chưa thực sự yên tâm công tác, ảnh hưởng phần nào đến chất lượng cung cấp dịch vụ việc làm tại tỉnh Lạng Sơn.

-Về chế độ, chính sách đối với đội ngũ, nhân viên: Ngoài chế độ tiền lương và phụ cấp khu vực thì chưa có những chính sách đặc thù đối với nhiệm vụ cung cấp dịch vụ việc làm, thu nhập tăng thêm hầu như không có, nguồn thu phí dịch vụ việc làm thấp gặp

khó khăn trong trích lập quỹ phúc lợi, do đó còn ảnh hưởng đến việc quan tâm để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, nhân viên trong Trung tâm.

-Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm với tính chuyênnghiệp chưa cao, mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin, đội ngũ nhân viên làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm thiếu đào tạo bài bản nên tỷ lệ người có việc làm so với người hưởng trợ cấp thấp nghiệp còn rất thấp, chất lượng việc làm chưa cao, thiếu tính ổn định, tình trạng người lao động“nhảy việc” vẫn diễn ra thường xuyên, một số lao động giới thiệu việc làm chưa phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, doanh nghiệp phải đào tạo lại, bổ túc lại kiến thức cao. Cụ thể việc Trung tâm giới thiệu việc làm cho người lao động đúng việc, đúng năng lực, sở trưởng mới đạt 50%, doanh nghiệp đánh giá chất lượng người lao động do Trung tâm cung cấp chưa đạt chiếm 47%.

-Việc liên kết với các doanh nghiệp trong vấn đề cung ứng lao động mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu lao động đến doanh nghiệp phỏng vấn mà chưa quan tâm đến kết quả của công tác cung ứng lao động, chưa thực sự tạo ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa việc cung ứng lao động của Trung tâm với doanh nghiêp, để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho lao động.

-Mặc dù hoạt động thông tin thị trường lao động đã được duy trì và có nhiều cố gắng, nhưng thông tin về thị trường lao động vẫn còn mang tính góp nhặt, chưa cập nhật đầy đủ và dự báo ngắn hạn, trung hạn làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá các đặc trưng và biến động của quan hệ cung - cầu sức lao động để phục vụ cho công tác kế hoạch hóa đào tạo chung cho toàn bộ hệ thống cũng như từng cơ sở đào tạo, thông tin về vị trí việc làm cần tuyển dụng của các doanh nghiệp còn hạn chế về số lượng, sự phong phú, đa dạng các ngành nghề. Đặc biệt thông tin về cầu lao động chưa có một cơ chế ràng buộc để các cơ sở sản xuất kinh doanh cung cấp một cách cơ bản để có cơ sở dữ liệu cân đối và dự báo. Hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm nhập tin cung – cầu lao động, phần mềm bảo hiểm thất nghiệp đường truyền mạng chậm, còn phải thực hiện thủ công, chưa được nâng cấp kịp thời khi các nghị định,thông tư thay đổi.

-Chưa quan tâm đến lĩnh vực xuất khẩu lao động, chỉ tập trung ở một số thị trường không đòi hỏi nhiều về trình độ, năng lực như: Đài Loan, Malaysia…số lao động xuất khẩu lao động thấp,trong giai đoạn 5 năm qua mới chỉ đạt được 102 người, chiếm 11,2% so với số người xuất khẩu lao động trên toàn tỉnh Lạng Sơn.

-Các lớp đào tạo nghề cho người lao động chưa đáp ứng kịp với nhu cầu, mong muốn của người học cả về số lượng và chất lượng, công tác liên kết dạy nghề chưa thường xuyên liên tục, ngành nghề dạy còn ít, chỉ tập trung dạy nghề ở lĩnh vực nông thôn, một số năm không dạy các lớp nghề cơ khí máy nông nghiệp, kỹ thuật chế biên món ăn, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt...

-Về kinh phí: Trung tâm dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp, tuy nhiên nguồn kinh phí để thực hiện thì được bố trí từ các nguồn kinh phí khác nhau, như chi thường xuyên từ ngân sách tỉnh, chi thường xuyên từ nguồn của Cục Việc làm và một phần do thu phí dịch vụ việc làm từ doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động. Mỗi nguồn đều rất hạn hẹp, có cơ chế quản lý khác nhau, có chế độ khác nhau, chủ yếu làtập trung chi trả lương và các khoản chi thường xuyên cho đơn vị. Việc quan tâm, đầu tư và bố trí nguồn lực cho các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tư vấn giới thiệu việc làm, thu thập, phân tích thông tin thị trường lao động, trang cấp cơ sở vật chất, phòng đăng ký, tư vấn cho người lao động …còn hạn chế, cụ thể còn có một số chỉ tiêu đạt thấp, như: cơ sở, vật chất của phòng tư vấn, giới thiệu việc làm chỉ đạt 60%, phòng đăng ký, tư vấn cho người lao động chỉ đạt 40%.

-Việc thu phí của tư vấn, giới thiệu việc làm theo đối với người sử dụng lao động và các doanh nghiệp chưa đạt chỉ tiêu giao, số thu được quá thấp nên chưa thực hiện được viêc đầu tư cho các hoạt động dịch vụ việc làm phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh lạng sơn (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)