Cơ cấu tổ chức, bộ máy của các Trung tâm dịch vụ việc làm Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh lạng sơn (Trang 39 - 45)

2.1 Giới thiệu chung về các Trung tâm Dịch vụ việc làm Lạng Sơn

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy của các Trung tâm dịch vụ việc làm Lạng Sơn

2.1.2.1 Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động Thương binh và xã hôi Lạng Sơn.

Vị trí: Là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động Thương binh và xã hội Lạng Sơn, thực hiện quyền tự chủ và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật được thành lập theo Nghị định 196/2013/NĐ-CP, ngày 21/11/2013 của Chính phủ về Quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm; Quyết định số 1827/QĐ-UBND, ngày 08/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc đổi tên Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Lạng Sơn thành Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lạng Sơn.

Trung tâm dịch vụ việc làm Lạng Sơn có con dấu, tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Lao động Thương binh và xã hội Lạng Sơn; đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tácgiải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp của Cục Việc làm – Bộ Lao động Thương binh và xã hội.

Địa chỉ: 42 đường Lê Đại Hành, phường Vĩnh Trại, Thành phố Lạng Sơn

Chức năng:Trung tâm thực hiện các dịch vụ có liên quan đến công tác tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệ lao động; giới thiệu việc làm, cung ứng tuyển lao động; thu thập, phân tích dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động; tổ chức đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm, đào tạo kỹ năng nghề; thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Nhiệm vụ: Hoạt động tư vấn, bao gồm:Tư vấn học nghề cho người lao động về lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp với khả năng và nguyện vọng; tư vấn việc làm cho người lao động về lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng; về kỹ năng thi tuyển; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước; tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển dụng lao động; về quản trị và phát triển nguồn nhân lực; về sử dụng lao động và phát triển việc làm; tư vấn về chính sách, pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động. Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, bao gồm: Giới thiệu người lao động cần tìm việc làm với người sử dụng lao

động cần tuyển lao động; cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động; giới thiệu, cung ứng lao động cho đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm và đào tạo kỹ năng, dạy nghề khác theo quy định của pháp luật. Hỗ trợ người lao động trong trường hợp chuyển từ nghề này sang nghề khác, di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, di chuyển ra nước ngoài làm việc và các hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về lao động, việc làm.Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.Thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyền hạn: Ký kết hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 5 Nghị định này; khai thác thông tin về lao động, việc làm và dạy nghề; phát hành ấn phẩm và đăng tải bản tin về thông tin thị trường lao động theo quy định của pháp luật; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về tình trạng việc làm của người lao động do Trung tâm giới thiệu hoặc cung ứng lao động; thu phí theo quy định của pháp luật về phí; tự chủ về tài chính theo quy định của pháp luật; tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.

Về bộ máy tổ chức: Ban lãnh đạo: 2đ/c gồm Giám đốc và Phó Giám đốc. có 5 phòng nghiệp vụ: Phòng Hành chính; Phòng Thông tin thị trường lao động; Phòng Tư vấn giới thiệu việc làm; Phòng Dạy nghề; Phòng Bảo hiểm thất nghiệp.Các văn phòng đại diện: Văn phòng Đại diện Trung tâm dịch vụ việc làm huyện Hữu Lũng; huyện Bắc Sơn; văn phòng Đại diện huyện Tràng Định.

Nhân sự: Tổng số cán bộ, viên chức và người lao động gồm 28 đồng chí (trong đó biên chế công chức, viên chức là 13; còn lại 15 hợp đồng lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp và một số công việc khác của Trung tâm).

Các tổ chức chính trị–xã hội: Chi bộ Trung tâm trực thuộc Đảng bộ Sở Lao động Thương binh và xã hội Lạng Sơn; tổ chức Công đoàn bộ phận trực thuộc Công đoàn

Cơ sở Sở; Chi đoàn trực thuộc Đoàn cơ sở Sở Lao động Thương binh và xã hội; Chi Hội Cựu chiến binh trực thuộc Hội Cựu chiến binh của Sở.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Hình 2.1. Bộ máy tổ chức của Trung tâm dịch vụ việc làm Lạng Sơn

(Nguồn Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Lạng Sơn, năm 2016)

PHÒNG DẠY NGHỀ PHÒNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG PHÒNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP PHÒNG TƯ VẤN GIỚI THIỆU VIỆC LÀM PHÒNG HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG HUYỆN BẮC SƠN VĂN PHÒNG HUYỆN HỮU LŨNG VĂN PHÒNG HUYỆN TRÀNG ĐỊNH

Hình 2.2. Quy trình cung cấp dịch vụ việc làm tại Trung tâm dịch vụ việc làm Lạng Sơn

(Nguồn: Trung tâm dịch vụ việc làm Lạng Sơn năm 2016)

GIỚI THIỆU VIỆC LÀM

-Cung cấp thông tin việc làm trống; -Tổ chức sàn giao dịch việc làm;

-Cung ứng tuyển dụng theo yêu cầu người sử dụng lao động;

-Tuyển dụng lao động; xuất khẩu lao động;

Phối hợp với các phòng nghiệp vụ đào tạo kỹ năng nghề, kỹ năng phỏng vấn xin việc làm…

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Có nhu cầu: -Tuyển dụng lao động; -Tư vấn về chính sách lao động, việc làm; - Thông tin khác như: hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề, cung ứng lao động… LAO ĐỘNG Có nhu cầu: -Tư vấn; Tìm kiếm việc làm; Hưởng trợ cấp thất nghiệp; -Học nghề; TƯ VẤN BAN ĐẦU -Đón tiếp; -Nắm bắt nhu cầu; -Tư vấn theo nhu cầu: + Chế độ, chính sách về lao động, việc làm; +Học nghề; +Giới thiệu việc làm; + Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp; + Xuất khẩu lao động + Tuyển dụng lao động; +Thủ tục tham gia sàn giao dịch việc làm ĐÀO TẠO HỖ TRỢ HỌC NGHỀ -Hỗ trợ các chế độ, chính sách học nghề, kỹ năng nghề; -Cập nhật thông tin ngành nghề tuyển sinh của Trung tâm và các Trường; -Phối hợp, hướng dẫn học nghề; BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP -Xét hưởng BHTN; - Soạn trình Quyết định hưởng;

- Kiểm tra, lưu trữ hồ sơ; -Thông báo hưởng trợ cấp;

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

-Thu thập, phân tích, dự báo thông tin thị trường lao động;

-Xây dựng cơ sở dữ liệuthị trường LĐ; khảo sát nắm bắt doanh nghiệp…

2.1.2.2 Trung tâm Dạy nghề - Tư vấn giới thiệu việc làm trực thuộc Liên đoàn lao động tỉnh Lạng Sơn

Vị trí: Là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Thực hiện hoạt động theo Quyết định số 32/QĐ-LĐLĐ, ngày 18/02/2012 của Liên đoàn lao động tỉnh Lạng Sơn quyết định quy chế tổ chức, quản lý Trung tâm Dạy nghề - giới thiệu việc làm Công đoàn thuộc Liên đoàn lao động tỉnh Lạng Sơn. Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Công đoàn Lạng Sơnlà đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi phí thường xuyên, chịu sự quản lý trực tiếp và chỉ đạo toàn diện của Liên đoàn Lao động tỉnh Lạng Sơn; quản lý nhà nước về dạy nghề của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn, Bộ Lao động Thương binh và xã hội và các cơ quan quản lý Nhà nước theo pháp luật.

Địa chỉ: 59 đường Trần Phú, phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Lạng Sơn

Chức năng: là đơn vị sự nghiệp có thu. Tổ chức thực hiện triển khai thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của Nhà nước.

Nhiệm vụ: Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho họ có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo. Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật của nhà nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.Tổchức hoạt động dạy và học, kiểm tra, cấp chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và xã hội. Tuyển dụng cán bộ, giáo viên, quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trung tâm đủ về số lượng, phù hợp với ngành nghề, quy mô đào tạo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật. Thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, khoa học kỹ thuật theo quy định của

pháp luật. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề, tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.Thực hiện dân chu, công khai trong công việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, ứng dụng khoa học công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính. Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và nguồn vốn tài chính theo quy định của LĐLĐ tỉnh và tổng LĐLĐ Việt Nam. Tham mưu cho Liên đoàn lao động tỉnh về lĩnh vực hoạt động và phát triển của Trung tâm. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của LĐLĐ tỉnh và quy định của pháp luật.

Quyền hạn: Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển của Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm gắn với chiến lược phát triển dạy nghề và quy định mạng lưới Trung tâm dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Được tổ chức đào tạo các chương trình dạy nghề thường xuyên theo quy định của pháp luật. Được liên doanh, liên kết trong hoạt động dạy nghề và giới thiệu việc làm với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức cá nhân nước ngoài để tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bổ túc và bồi dưỡng nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động. Được huy động, nhận tài trợ, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật và được sự thống nhất của Liên đoàn lao động tỉnh, nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của Trung tâm, đưa Trung tâm ngày một phát triển. Sử dụng nguồn thutừ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Trung tâm, chi cho hoạt động dạy nghề và bổ sung nguồn tài chính của Trung tâm theo sự chỉ đạo của Liên đoàn lao động tỉnh.Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định.

Cơ cấu, tổ chức bộ máy hoạt động của Trung tâm Dạy nghề -tư vấn giới thiệu việc làm

Ban giám đốc: hiện có 01 Giám đốc. Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Liên đoàn Lao động về toàn bộ hoạt động của Trung tâm, quản lý điều hành theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao; Quản lý, điều hành mọi hoạt động của Trung tâm, phụ trách các lĩnh vực tổ chức cán bộ, nâng bậc lương, tài chính, khen thưởng, kỷ luật và trực tiếp chỉ đạo các phòng nghiệp vụ.

Các phòng nghiệp vụ: Phòng tuyển sinh, đào tạo; phòng tổ chức, hành chính, kế toán; bộ phận sản xuất dịch vụ phục vụ dạy nghề - giới thiệu việc làm; có tổ chức Đảng và các đoàn thể của Trung tâm theo quy định.

Nhân sự: Đội ngũ cán bộ,nhân viên của Trung tâm gồm có 6 người. Trong đó, cán bộ, nhân viên thuộc chỉ tiêu biên chế02 người, bao gồm: Giám đốc, kế toán.Số còn lại là cán bộ, nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động: 04 người.

Các tổ chức chính trị - xã hội: Chi bộ, Chi đoàn và Công đoàn Trung tâm đều trực thuộc Đảng bộ; Công đoàn và Đoàn cơ sở của Liên Lao động tỉnh Lạng Sơn

Hình 2.3. Bộ máy tổ chức của Trung tâm Dạy nghề-Giới thiệu việc làm thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Lạng Sơn

(Nguồn Trung tâm Dạy nghề - Giới thiệu việc làm Lạng Sơn năm 2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh lạng sơn (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)