Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh lạng sơn (Trang 80 - 85)

2.3 Đánhgiá chung về chất lượng dịch vụ việc làm tại Lạng Sơn

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

- Biên chế Trung tâm dịch vụ việc làm Lạng Sơn: Theo khoản 5 Điều 3 Luật Việc làm số 196/2013-CP, ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Thủ tưởng Chính phủ có quy định có ít nhất 15 cán bộ có trình độ cao đẳng trở lên. Tuy nhiên biên chế được cấp có thẩm quyền giao hàng năm không đủ, năm 2013 là 12 biên chế, năm 2014 là 14 biên chế, đến năm 2016 chỉ còn 13 biên chế, mặt khác công tác nhân sự thường xuyên thay đổi, không ổn định: tăng cường (làm việc tại Sở Lao động Thương binh và xã hội, Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội, các đơn vị trực thuộc…), nghỉ, chuyển đi, tiếp nhận, tuyển dụng mới, số nhân viên hợp đồng lao động tuyển dụng vào không ổn đinh, do Trung tâm hạn chế về biên chế...Dẫn đến cán bộ có kinh nghiệp, có trình độ chuyên sâutốt thì luân chuyển đi, cán bộ chưa có kinh nghiệp, năng lực, trình độ hạn chế chuyển đến nên khả năng tiếp cận, thực hiện nhiệm vụ rất hạn chế ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.

-Về cơ chế tự chủ: Căn cứ nghị định 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 củaThủ tướng Chính phủ, quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Mặc dù Trung tâm là một đơn vị sự nghiệp công do nhà nước đảm bảo chi phí hoạt động, có nguồn thu thấp nên mọi khoản chi phí đầu tư để nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm trong thời gian còn rất hạn chế, phụ thuộc vào ngân sách của tỉnh. Trung tâm được giao tự chủ về mặt tài chính nhưng chưa được giao tự chủ về tổ chức, nhân sự, về bồi dưỡng, đào tạo, hoặc trả lương theo vị trí việc làm… hay đầu tư sửa chữa, mua sắm phục vụ cho hoạt động nhất là nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm. - Sự phối kết hợp của các cấp, các ngành trong giải quyết việc làm còn chưa tích cực, chưa có chính sách thu hút, xúc tiến đầu tư; chưa thành lập công ty xuất khẩu lao động của doanh nghiệp tỉnh để đặt niềm tin cho người lao động, nên ảnh hưởng đến số lượngngười có việc làm chưa cao vàngười tham gia xuất khẩu lao động còn thấp. - Các Trung tâm, cơ sở dạy nghề trên toàn tỉnh hiện nay chủ yếu là đào tạo theo đơn đặt hàng của các khối đoàn thể, địa phương, khả năng liên kết đào tạo giữa người lao động và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là không có, từ đó mà không nắm bắt được nhu cầu ngành nghề đang khan hiếm trên thị trường để liên kết tuyển sinh và đào tạo nghề cho lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm.

- Thị trường lao động trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn giậm chân tại chỗ, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giải thể sát nhập, cũng từ đó mà dẫn đến khả năng cung ứng giới thiệu việc làm cho người lao động gặp khó khăn. Một số doanh nghiệp chưa thực sự làm tốt quyền lợi đối với người lao động,chưa thực hiện đúng các cam kết với người động khi tuyển dụng dẫn đến giảm uy tín của Trung tâm và thiệt hại cho người lao động. Hiện chưa có một cơ chế nào để ràng buộc để các cơ sở sản xuất kinh doanh cung cấp một cách cơ bản để có cơ sở dữ liệu cân đối vàdự báo về cung – cầu lao động và dù số doanh nghiệp đến đăng ký với Trung tâm nhiều nhưng chỉ chiếm rất ít so với số lượng doanh nghiệp toàn tỉnh.

- Nhận thức của người lao động còn hạn chế họ chưa thực sự quan tâm đến công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và tìm việc làm, họ mới chỉ quan tâm đến những vị trí việc làm nhẹ nhàng, gần nhà, lương cao.

- Thu phí dịch vụ đạt thấp: Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện đúng hợp đồng cam kết giới thiệu, cung ứng lao động với Trung tâm dịch vụ việc làm,

khi nhận được lao động do Trung tâm giới thiệu thì từ chối nộp phí với lý do sản xuất, kinh doanh khó khăn, hoặc miễn phí để doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho người lao động …Mặt khác với chủ trương của tỉnh để thu hút doanh nghiệp đầu tư, phát triển giai đoạn này các ngành, các cấp đều phải có chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp, nên việc thu phí còn nhiềuhạn chế.

-Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của các Trung tâm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm tại tỉnh còn thiếu cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động. Chưa có các quy định ban hành mã tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho đội ngũ viên chức trong ngành dịch vụ việc làm.Việc đánh giá chất lượng hoàn thành nhiệm vụ hàng năm còn chung chung chưa có tiêu chí dành riêng cho đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ việc làm cụ thể.

2.3.3.2.Nguyên nhân chủ quan

-Về nhân sự và chất lượng cán bộ, nhân viên: Trong công tác tuyển dụng viên chức và ký hợp đồng lao động chưa chú trọng, quan tâm đến việc tham mưu, tuyển dụng các vị trí việc làm có trình độ, chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là những người có trình độ, chuyên môn về công tác xã hội, luật, giáo viên dạy nghề..

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ, nhân viên thực hiện cung cấp dịch vụ việc làm còn ít được quan tâm, đặc biệt việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm chưa được thườngxuyên, liên tục, còn bị động.

- Về chính sách, chế độ đãi ngộ, đặc thùchưa thỏa đáng, không thu hút và giữ chân đối với cán bộ có trình độ chuyên môn cao, phân công nhiệm vụ còn chồng chéo, kiêm nghiệm làm giảm sự nhiệt tình, têm huyết, dẫn đến một số trường hợp xin nghỉ vì lý do cá nhân (trong 5 năm có 8 cán bộ, viên chức và lao động hợp đồngcó nguyện vọng xin nghỉ chuyển sang môi trường làm việc khác).

- Cơ sở vật chất chỉ tập trung đầu tư tại trụ sở chính, còn lại các văn phòng đại diện tại huyện, và phòng tư vấn cho người lao động còn thiếu, chưa đồng bộ. Trình độ tổ chức và cơ sở vật chất để phục vụ cho các hoạt tổ chức sàn giao dịch việc làm còn yếu kém, khả năng đáp ứng nhu cầu tổ chức sàn giao dịch việc làm cho các doanh nghiệp lớn là chưa đáp ứng kịp với nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

- Việc tuyên truyền chính sách pháp luật về lĩnh vực lao động, việc làm cho người lao động chưa được quan tâm thực hiện đúng mức, một số nội dung tuyên truyền chưa

phong phú, chưa đạt hiệu quả, như các tuyên truyền tại các điểm chợ huyện, vùng quê, vào những ngày lễ, hội...thu hút được số lượt người tham gia nhiều, nhưng người lao động không mấy quan tâm đến các vị trí việc làm cần tuyển của các doanh nghiệp. -Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giákết quả hoạt động tại Trung tâm hiện đang thực hiện thí điểm một số tiêu chí đánh giá đối với cán bộ, viên chức trong hoạt động cung cấp dịch vụ việc làm. Tuy nhiên việc thực hiện chưa được thường xuyên, chưa tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiêm.

-Công tác dạy nghề chưa mở rộng liên kếtngành nghề đào tạo mới, đội ngũ giáo viên dạy nghề số lượng ít (hiện mới có 2 giáo viên), các ngành nghề hiện nay chỉ chú trọng đến đối tượng là lao động nông thôn, trong khi đó người lao động và lao động thất nghiệp, họ muốn học các lớp học về các nghề dịch vụ, buôn bán nhỏ lẻ để tự tạo ra việc làm mới cho bản thân, thì những lớp hỗ trợ học nghề này lạichưa được quan tâm. -Công tác xuất khẩu lao động chưa được chú trọng, chỉ tập trung xuất khẩu lao động đi một số nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản chưa phát huy thế mạnh của tỉnh có tiếp giáp với Trung Quốc, vì hàng năm có nhiều lượt người lao động xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động.

Kết luận chương 2:

Tại Chương 2, Luận văn đã nêu nêu cụ thể khái quát đặc điểm, tình hình của hoạt động dịch vụ việc làm tại tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm dịch vụ việc làm nói riêng; qua đây đã đánh giá về quá trình phát triển, cơ cấu, bộ máy, tổ chức và thực trạng chất lượng dịch vụ việc làm tại Lạng Sơn. Từđó đã làm rõ nội dung cơ bản của chất lượng dịch vụ việc làm và kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân của tồn tại hạn chếnhư chất lượng đội ngũ, nhân viên làm công tác cung cấp dịch vụ việc làm chưa cao, chưa chuyên nghiệp; chưa có chính sách thu hút, khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, giữ chân người tài; số người lao động có việc làm còn thấp so với số người đăng ký tìm việc làm, thông tin tư vấn, dịch vụ việc làm không hoặc thỉnh thoảng không chính xác vẫn còn cao (chiếm tới 29,2%); thời gian chờ đợi ở nơiđón tiếp tại các trung tâm còn lâu (chiếm tới 41,7%); số lao động được giới thiệu việc làm không phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo dạy nghề cao (Chiếm tới 30%), số đào tạo lại nhiều (chiếm tới 52%), số lao động phải nghỉ việc trong 03 tháng đầu đi làm vì các nguyên nhân khác nhau còn cao (lên tới 15%); kinh phí đầu tư cho bộ máy hoạt động

của Trung tâm còn hạn chế, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác dịch vụ việc làm còn chưa thường xuyên... từ đó đề ra các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm tại các Trung tâm dịch vụ việc làm Lạng Sơn sẽ được trình bày tại Chương 3.

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh lạng sơn (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)