3.1 Định hướng và chiến lược phát triển của các Trung tâm Dịch vụ việc làm Lạng Sơn Lạng Sơn
3.1.1 Định hướng phát triển của các Trung tâm dịch vụ việc làm
Nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của doanh nghiệp để quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.Nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm gắn với các vấn đề kinh tế, chính trị xã hội. Do vậy, các Trung tâm dịch vụ việc làm Lạng Sơn cần phải bám sát vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020. Trên cơ sở đó xây dựng mục tiêu, nội dung hoạt động cụ thể phù hợp với các đặc điểm diều kiện của mình.
3.1.2 Định hướng nâng cao chất lượng dich vụ việc làm tại các Trung tâm dịch vụ việc làm tại Lạng Sơn việc làm tại Lạng Sơn
3.1.2.1 Mục tiêu chung
Quy hoạch mạng lưới các Trung tâm dịch vụ việc làm theo hướng tăng cường tính tự chủ, gắn với sự phát triển của thị trường lao động phù hợp với xu thế hội nhập trên hệ thống toàn quốc. Đầu tư nâng cao hoạt động của các Trung tâm dịch vụ việc làm, tập trung cho các hoạt động thông tin thị trường lao động, kết nối việc làm, xây dựng tổ chức tốt sàn giao dịch việc làm với nội dung phong phú, đào tạo kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm cho cán bộ làm công tác giới thiệu việc làm.
Hình thành các Trung tâm dịch vụ việc làm làm trọng điểm đóng vai trò đầu tầu, định hướng phát triển cho các Trung tâm dich vụ việc làm khác trên địa bàn, xây dựng các Trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trở thành địa chỉ đáng tin cậy của các đơn vị sử dụng lao động và người lao động tỉnh nói riêng và các vùng lân cận nói chung.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Theo dự báo về lực lượng lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng, dự báo số lao động mất việc làm, thiếu việc làm do chuyển đổi mục đích đất sử dụng, chuyển đổi ngành nghề trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh khoảng 3.500 người/năm; sốlao động của tỉnh có nhu cầu cần tư vấn, tìm việc làm, học nghề khá cao, trong đó sốngười thiếu việc làm thường xuyên khoảng 22.000 người. Vì vậy phương hướng phấn đấu giải quyết việc làm mới trong giai đoạn 2017-2022 bình quân mỗi năm là 13.000 đến 14.000 người. Dự báo nguồn cầu lao động đối với tỉnh Lạng
Sơn, với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh những năm qua được duy trì ổn định, hàng năm số doanh nghiệp được thành lập mới, doanh nghiệp ngoài tỉnh mở chi nhánh hoạt động đều tăng lên (tính đến tháng 12/2016 có 1.950 doanh nghiệp), dự kiến trong giai đoạn 2017-2022 có khoảng trên 2.000 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Vì vậy phương hướng phấn đấu tìm được khoảng 7.000-9.000 vị trí việc làm cho người lao động mỗi năm. Do đó cần phải xác định mục tiêu hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động tại Trung tâm dịch vụ việc làm Lạng Sơn, cụ thể:
Tuyên truyền chính sách, pháp luật về lao động, việc làm cho 100% doanh nghiệp và người lao động đến đăng ký tại Trung tâm dich vụ việc làm Lạng Sơn và các văn phòng đại diện, Sàn Giao dịch việc làm, bình quân từ 13.000 – 15.000 lượt người lao động/năm. Tư vấn, giới thiệu việc làm cho 100% lao động có nguyện vọng, đến đăng ký, khoảng 12.000 lượt người/năm. Giới thiệu được việc làm cho khoảng 3000 người/năm, (trong đó 1.000 người trong tỉnh và trên 1.700 người ngoài tỉnh, trên 300 người xuất khẩu lao động). Tư vấn, hỗ trợ học nghề cho 100% lao động đến đăng ký hưởng TCTN và lao động khác có nhu cầu. Tư vấn và hỗ trợ học nghề 200- 300 lao động có trình độ tay nghề thấp, lao động phổ thông, để họ có thể dễ dàng trong việc tìm kiếm việc làm mới. Nâng tỷ lệ lao động tham gia tìm kiếm việc làm tại sàn giao dịch việc làm trên 50% tổng sốlao động đến đăng ký; Nâng cao năng lực tổ chức sàn giao dịch việc làm phấn đấu đưa được trên 40% tổng số doanh nghiêp trên địa bàn tỉnh kể cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có quy mô lớn tham gia tuyển dụng trên sàn giao dịch việc làm, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động. Giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho 100% người lao động đến đăng ký thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, bình quân 4.000 người/năm. Xuất khẩu lao động: Phối hợp với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động tư vấn và tuyển chọn người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, nhất là thị trường lao động tại Trung Quốc, bình quân mỗi năm đưa khoảng 350 lao động đi làm việc có thời hạn ở ngước ngoài.
3.1.3 Định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm ở các Trung tâm dịch vụ việc làm Lạng Sơn. việc làm Lạng Sơn.
Thứ nhất, nâng cao chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm phải gắn với thị trường lao động. Chỉ có thông qua thị trường lao động ta mới thấy rõ thị trường lao động cần những lao động nào, trình độ lao động ra sao? Trên cơ sở này mà các Trung tâm dịch vụ việc làm mới tư vấn, giới thiệu cho người lao động, và sử dụng lao động có những lợi thế tốt đểtrao đổi gián tiếp thông qua hình thức phù hợp.
Thứ hai, cần phải đa dạng hóa các hình thức, nội dung hoạt động và phải mang tính thường xuyên vềcơ sởđặc biệt là nông thôn.
Thứ ba, phải gắn liền nâng cao chất lượng dịch vụ giới thiệu việc làm với đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn tay nghề và kỹ năng cho người lao động.